“Ngô nghê” những câu hỏi

05/05/2023

Có những câu hỏi nghe tưởng rất thông minh, rất deep, nhưng thực ra lại rất “ngô nghê”, rất nhạt. Ví như câu hỏi trong loại bài báo này “Giá vàng lập tức giảm mạnh sau ngày vía Thần Tài, sao năm nào cũng đổ xô mua vàng giá đắt?

Vì sao nói câu hỏi ngô nghê?

image6

image8

Hình: chụp từ báo Vietnamnet

Lấy 1 ví dụ cho các câu hỏi tương tự:

Giá phòng khách sạn ở Đà lạt lập tức giảm mạnh sau mùng 8 tết, sao năm nào cũng đổ xô đặt phòng trước mùng 8?

Giá bánh Trung thu giảm mạnh sau ngày rằm tháng 8, sao năm nào cũng đổ xô đi mua trước rằm?

Và, sao chen lấn đi Đà Lạt ngày tết lỗ luôn bạc triệu tiền phòng và móc ví biếu tiền cho chủ khách sạn.

Đến đây bạn có lẽ đã hiểu vì sao loại câu hỏi trên rất ngô nghê. Ngô nghê vì người hỏi không hiểu rằng giá trị của 1 sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào chức năng của nó mà còn phụ thuộc vào thời gian và không gian sản phẩm được bán. Vàng, phòng khách sạn, bánh Trung thu trong 3 ví dụ này “có giá” vì nó nằm trong đúng thời gian và không gian của nó. Ra ngoài thời gian và không gian đó, nó giảm giá trị.

Ngô nghê còn vì tự mình có giả thuyết là vàng chỉ mang chức năng đầu tư tài sản (nên không thể hiểu tại sao lại đổ xô đi mua lúc đắt), mà không hiểu trong bối cảnh ngày Thần tài, mua vàng là mua may mắn, là mua để vui.

Kinh doanh là 1 hoạt động xã hội, theo nghĩa nó phục vụ nhu cầu của con người. Nhà kinh doanh giỏi biến vàng từ vật chất thành trang sức, thành sự may mắn cho người mua. Người mua “biếu tiền” cho nhà buôn chính là vì sự hiểu biết nhu cầu này- chứ họ không dại như nhà báo nghĩ.

Viết báo cũng cũng thế, có góc nhìn hay xuất sắc thì khán giả sẽ mua đọc, còn ngược lại thì ngô nghê.

Vì sao viết bài này, vì thấy nhận thức về nền kinh tế thị trường, và kinh doanh của cộng đồng có thể bị các loại bài báo này làm sai lệch.

Nguồn: Dũng Vũ


Tham gia chương trình Master Mindset

RE MARKETING MM TKS DIS ADS 1200x628 1

Mọi thắc mắc hay cần hỗ trợ vui lòng liên hệ:

Chia sẻ:
Thinking School @2018