Các hiểu lầm về e-Learning

Chia sẻ:

hiểu lầm về e-Learning

“Giáo dục trực tuyến có những giá trị riêng nhưng cũng đang có những hiểu lầm về e-Learning tai hại”, TS Vũ Thế Dũng – nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) – nhận định như vậy tại hội thảo Phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức vào ngày 2/10/2020. Dưới đây là 4 hiểu lầm phổ biến:

  1. Chất lượng thấp: ở bậc 1, 2, 3 thì chất lượng thấp là đúng, nhưng do người dùng, do giáo viên, chứ không do E-learning. Ngược lại, E-learning chất lượng rất cao. Rất nhiều trường quốc tế và doanh nghiệp quốc tế đã xây dựng hệ thống riêng của mình. Về chuyện này nhiều doanh nghiệp đang đi trước các trường khá xa.
  2. Kém tương tác giữa giáo viên và học viên: không hoàn toàn đúng, thực ra về mức độ thì tương tác cao hơn vì học viên, giáo viên có thể trao đổi, trả lời, chia sẻ 24/7/365. Các hệ thống Live streaming (giảng dạy thời gian thực) hiện nay cho chất lượng 1 buổi lên lớp thời gian thực rất tốt, không kém gì các lớp học truyền thống. Ngoài ra nó ưu điểm hơn là học viên và giảng viên không phải di chuyển và có thể xem lại buổi học bất cứ lúc nào.
  3. Chi phí công nghệ, thiết bị đắt: không, chi phí ngày càng rẻ cho cả phía giảng viên và học sinh.
  4. Giảng viên sẽ bị mất bản quyền: cái này là cái khá buồn cười, rất nhiều giảng viên chưa có được 1 nội dung số nào nhưng rất sợ bị mất bản quyền. Trong khi các nội dung của các giảng viên này cũng hầu hết tham khảo từ các nguồn khác. Thực ra nội dung bây giờ quá nhiều và miễn phí khắp nơi, nên vấn đề này thực chất không phải là 1 vấn đề. Mặt khác, các hệ thống E-learning đều có các lớp bảo mật nên cũng không quá đáng lo ngại.  Ngược lại, có lẽ nên mừng nếu bài giảng của mình có người chịu lấy, chia sẻ và có rất nhiều người xem.

Ông Dũng cho biết, trái ngược hoàn toàn với những hiểu lầm về e-Learning kể trên, giáo dục trực tuyến có thể khiến tương tác cao hơn vì nó cho phép học viên, giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ bất kỳ lúc nào.

Các hệ thống live streaming (giảng dạy thời gian thực) hiện cho chất lượng buổi lên lớp thời gian thực rất tốt, không kém gì các lớp học truyền thống. Ưu điểm hơn là người dạy và người học không phải di chuyển, và có thể xem lại buổi học bất cứ lúc nào, chi phí ngày càng rẻ cho cả phía giảng viên và người học.

“Thực ra nội dung bài giảng hiện rất nhiều và miễn phí khắp nơi nên vấn đề bản quyền thực chất không quan trọng. Các hệ thống E-Learning đều có các lớp bảo mật nên cũng không quá đáng lo ngại. Tôi còn nghĩ rằng nếu bài giảng của tôi có người chịu lấy, chia sẻ và có người chịu xem thì còn đáng mừng”, ông Dũng nói.

Những hiểu lầm về e-Learning nếu còn tiếp tục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hành vi của cả người dạy và người học. Với tình hình COVID, eLearning đang được coi là một giải pháp tạm thời tình thếmô hình chung lại góp phần củng cố những hiểu lầm này hơn. Giáo dục trực tuyến cần có một sự đầu tư nghiêm túc và toàn diện từ lãnh đạo đến giáo viên đến người học để có thể thực sự đập tan những hiểu lầm về e-Learning không đáng có.

Nguồn tham khảo: báo Tuổi trẻ

Các chương trình đào tạo về e-Learning

Thinking School @2018