Quản lý chất lượng và đo lường hiệu quả đào tạo

Chia sẻ:

Quản lý chất lượng và đo lường hiệu quả là một trong những hoạt động quan trọng của đào tạo. Thông qua hoạt động này để đảm bảo chất lượng của đơn vị cũng như tăng giá trị cho người học. Vậy chất lượng được hiểu thế nào? Quản lý chất lượng là gì? Và đo lường hiệu quả đào tạo thì chúng ta sẽ đo gì? 

Chất lượng là gì?

Chất lượng là khái niệm đa chiều, không dễ nắm bắt, tuy nhiên có một điều chắc chắn: chất lượng không phải lời nói suông. Nói đến chất lượng bây giờ là nói đến minh chứng, số liệu, đo lường, và cải tiến. Những thứ này được cấu trúc trong một hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ với sự tham khảo nhu cầu của các bên liên quan (sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, xã hội, giảng viên, và các cơ quan kiểm định chất lượng).

Khi chất lượng được đo lường, kiểm soát, đảm bảo từ bên trong một cách hệ thống, liên tục và thường xuyên trong một khoảng thời gian đủ dài, thì lúc này về phía nội bộ, nhà trường có thể có cơ sở khẳng định chất lượng của mình. Bên cạnh đó để để đảm bảo tính khách quan, chất lượng cần được một tổ chức kiểm định chất lượng bên ngoài đánh giá độc lập.

Quản lý chất lượng

Để quản lý được cần có các tiêu chuẩn đánh giá từ đó có số liệu minh chứng và đo lường. Trong giáo dục đại học hoạt động này được phụ trách bởi đơn vị đảm bảo chất lượng nhà trường. Và tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý như ISO (BS 5750/ ISO 9000), TQM hay các bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc tế như AUN – QA, HCERES.

Trong đào tạo doanh nghiệp hoạt động này cũng tương tự tuy nhiên không bài bản như trường học. Vì số lượng nhỏ nên sẽ theo sát từ đầu từ khâu xây dựng chương trình đào tạo đến khi ứng dụng thực tiễn. Số liệu phản ánh liên tục để cải tiến qua các năm nhờ đó hoạt động đảm bảo chất lượng được triển khai thông suốt từ đầu đến cuối. Ngoài ra, một số đơn vị cũng có theo đuổi những mô hình quản lý như ISO, TQM để đảm bảo chất lượng trong đơn vị nói chung và đào tạo nói riêng.

Đo lường hiệu quả đào tạo

Làm sao để biết hoạt động đào tạo này có phù hợp, có đạt được yêu cầu hay không? Đây là câu hỏi được nhiều đơn vị đặt ra. Vậy đo lường hiệu quả đào tạo là đo gì?

4 cap do danh gia dao tao - Kirkpartrick

mô hình 4 cấp độ – Kirkpartrick, 1996

Theo Kirkpatrick’s Model, 1950 về đo lường hiệu quả đào tạo. Sẽ có 4 cấp độ:

Cấp độ 1 – Phản ứng: đo lường cách người tham gia phản ứng với khóa đào tạo (ví dụ: sự hài lòng, thích thú với chương trình thế nào,..). 

Cấp độ 2 – Học tập: đo lường kiến thức mà người học đã được học (ví dụ: tăng kiến thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm?).

Cấp độ 3 – Hành vi: Đo lường xem xét liệu người học có đang sử dụng những gì học được trong công việc (ví dụ: thay đổi hành vi?) 

Cấp độ 4 – Kết quả: Đo lường xem hoạt động đào tạo có tác động tích cực đến doanh nghiệp / tổ chức hay không.

Dù chưa phải là tuyệt đối tuy nhiên mô hình đo lường hiệu quả 4 cấp độ phần nào định hướng dẫn đường để có các thiết kế đo phù hợp. Và xây dựng được các tiêu chí đo cho đơn vị mình.

Thinkingschool.vn

Thinking School @2018