Tư duy phản biện

Chia sẻ:

banner TDB 800x200 1

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là thuật ngữ được dịch từ khái niệm Critical thinking.

Đây là chủ đề đã của nhiều cuộc tranh luận từ hơn 2,500 năm trước thời của các triết gia Hy Lạp như Plato, Socrate. Đến nay đây vẫn là chủ đề rất nóng. Nghiên cứu của World Economic Forum cho thấy đây là kỹ năng quan trọng số 2 trong số 10 kỹ năng hàng đầu cần có của người đi làm trong thời đại mới.

Vậy nó là gì?

Một số định nghĩa cho rằng đó là là khả năng nhận diện thông tin giả

Định nghĩa khác cho rằng đó là khả năng tự phản chiếu và tư duy (suy nghĩ) một cách độc lập.

Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, (1987), Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.

Theo Paul, R. and Elder, L. (2007): Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó.

Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình.

Cách tiếp cận của Thinking School

Trong quá trình hơn 24 năm làm giáo dục, TS. Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập Thinking School nhận thấy các định nghĩa trên chưa thực sự phản ánh được khái niệm này.

  
 Theo TS. Vũ Thế Dũng, CEO Thinking School, Nguyên phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
Tư duy phản biện là

  1. Khả năng hiểu rõ và tập trung vào vấn đề chính đang được xem xét.
  2. Dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận và phân tích vấn đề
  3. Dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá vấn đề và các góc nhìn một cách có trách nhiệm với mục tiêu đi tìm sự thật, cải thiện chất lượng tư duy, và giải pháp
  

 

TKS BANNER POPUP DÁNH GIÁ 05

Biểu hiện của một người có tư duy tốt

  1. Nêu ra những câu hỏi và những vấn đề thiết thực, sống còn, phát biểu chúng một cách rõ ràng và chính xác
  2. Tập hợp và đánh giá những thông tin có liên quan, sử dụng những ý niệm trừu tượng để lý giải chúng một cách hiệu quả
  3. Đi đến những kết luận và giải pháp có lý lẽ, kiểm nghiệm chúng bằng những tiêu chí và chuẩn mực thích hợp
  4. Tư duy một cách cởi mở bên trong những hệ thống tư tưởng khác nhau, nhìn nhận và đánh giá (nếu cần) những giả định, hàm ý và những hệ luận thực hành của chúng
  5. Truyền thông một cách có hiệu quả cho người khác nhằm đưa ra những giải pháp cho những vấn đề phức hợp.

Xem thêm: Bạn đang ở mức độ nào trong 6 mức độ của Tư duy phản biện?

Tầm quan trọng

1. Kỹ năng số 2 trong 10 kỹ năng quan trọng nhất đối với người lao động.

STT

NĂM 2020NĂM 2015
1Giải quyết các vấn đề phức tạpGiải quyết các vấn đề phức tạp
2Tư duy phản biệnPhối hợp với người khác
3Sáng tạoQuản lý con người
4Quản lý con ngườiTư duy phản biện
5Phối hợp với người khácThương lượng
6Trí thông minh cảm xúcKiểm soát chất lượng
7Phán đoán và ra quyết địnhĐịnh hướng dịch vụ
8Định hướng dịch vụPhán đoán ra quyết định
9Thương lượngLắng nghe tích cực
10Linh hoạt nhận thứcSáng tạo
Source: World Economic Forum

2. Là kỹ năng nền tảng trong bối cảnh VUCA (Volatility; Uncertainty; Complexity; Ambiguity) thế giới bất ổn, biến động, phức tạp và mơ hồ. Khi có tư duy phản biện tốt chúng ta sẽ không bị kéo theo những thứ mơ hồ, chung chung mà tập trung vào được cái lõi, cái thần của vấn đề từ đó dùng các tiêu chuẩn để đánh giá một cách hiệu quả.

3. Giúp bạn sáng tạo hơn: người có tư duy tốt biết cách làm phong phú góc nhìn của mình. Đây là nền tảng cơ bản để phát triển khả năng sáng tạo.

4. Giúp kích thích các tính tò mò: người có tư duy tốt, luôn quan sát, tò mò, và đặt câu hỏi cho mọi vấn đề của cuộc sống.

5. Giải quyết vấn đề hiệu quả: tư duy tốt giúp chúng ta sàng lọc, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Khóa học tự học: Tư duy phản biện

Xem thêm: Các chương trình huấn luyện về tư duy phản biện của Thinking School

Tham khảo: Foundation for Critical Thinking

Thinking School @2018