Thành kiến nhận thức

Chia sẻ:

Thành kiến nhận thức

Khác với ngụy biện (lỗi sai trong lập luận), thành kiến nhận thức là lỗi sai trong suy nghĩ xảy ra khi chúng ta xử lý thông tin, ra quyết định, hoặc đưa ra một đánh giá.

Thành kiến nhận thức thường xuyên xảy ra mà ít khi con người chúng ta nhận ra được điều đó. Nguyên nhân chính là do bộ não của con người có xu hướng đơn giản hóa các thông tin mới bằng cách liên hệ với những gì ‘tương tự’ từng xảy ra trong quá khứ.

Có rất nhiều loại thành kiến nhận thức và chúng ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi của chúng ta trong rất nhiều phương diện. Tất cả chúng ta đều có những biểu hiện của thành kiến nhận thức dù muốn hay không muốn. Điều quan trọng KHÔNG PHẢI là làm thế nào loại bỏ chúng ra khỏi bản thân; thay vào đó, hãy cố gắng để ý những biểu hiện của thành kiến nhận thức  để biết được khi nào chúng ta đang bị thiên lệch trong hành vi và suy nghĩ.

Một số biểu hiện của TKNT

Thành kiến nhận thức có thể đang ảnh hưởng/chi phối suy nghĩ và hành vi của bạn nếu như:

  • bạn chỉ quan tâm đến các nguồn thông tin mà bạn đồng tình/ủng hộ. Ví dụ: bạn người của đảng Dân chủ nên bạn chỉ theo dõi tin tức từ những đài truyền hình của đang Dân chủ.
  • bạn đổ lỗi cho hoàn cảnh ‘nằm ngoài kiểm soát’ khi sự việc xảy ra trái với ý của bạn
  • bạn nghĩ rằng thành công của người khác là do may mắn đem lại, nhưng thành quả của bạn là do cá nhân bạn nỗ lực phấn đấu đạt được
  • bạn nghĩ rằng ai cũng nghĩ giống bạn
  • bạn học rất nhanh và nghĩ rằng mình rất thông minh khi lĩnh hội/thuần thục nhanh như vậy

Tóm lại, nếu bạn nghĩ rằng chỉ có mình bạn là người luôn duy trì được cái nhìn khách quan, luôn tư duy logic, có khả năng đánh giá thông tin xung quanh mình NHƯNG những người khác thì không được như vậy, thì thành kiến nhận thức đang ảnh hưởng lớn đến bạn rồi đó.

Các loại thành kiến nhận thức

Thành kiến xác nhận (Confirmation bias)

Loại thành kiến ​​này đề cập đến xu hướng chỉ tìm kiếm thông tin cùng chiều với điều mà bạn đã tin tưởng. Đây là một đứa con đặc biệt nguy hiểm của thành kiến nhận thức.

Chúng ta thường nhớ đến những thành công của mình (dù lớn hay nhỏ) nhiều hơn hẳn những lần thất bại/bẽ bàng/xấu hổ. Dần dần, mọi người sẽ chú ý đến những điều đối với họ là ‘quan trọng’ ‘đáng để tâm’ và loại bỏ những điều ‘không quan trọng’ hoặc ‘không liên quan’. Cuối cùng, biểu hiện rõ rệt nhất của thành kiến xác nhận đó là hành vi chủ động né tránh thông tin có thể khiến bạn bị sai/không hài lòng/không thoải mái.

Hiệu ứng Tự cho mình là giỏi (The Dunning-Kruger Effect)

Có bao giờ bạn làm điều gì đó rất tốt/rất giỏi, học tiếng Anh chẳng hạn, và được thầy/cô, bạn bè, đồng nghiệp khen ngợi? Và sau đó bạn thấy rằng trình độ tiếng Anh của mình thực sự tốt so với những người xung quanh và từ đó bạn cho rằng mình rất giỏi tiếng Anh. Nếu bạn đang gật đầu đồng tình thì có khả năng bạn là nạn nhân của ‘The Dunning-Kruger Effect’ (tạm dịch là Hiệu ứng Tự cho mình là giỏi).

The Dunning-Kruger Effect
The Dunning-Kruger Effect – Hiệu ứng Tư cho mình là giỏi. Nguồn: TrainingPeaks

Hãy nhìn vào đồ thị trên và tự hỏi bản thân bạn đang ở điểm nào trên đồ thị này? Hiệu ứng Tự cho mình là giỏi làm chúng ta có xu hướng ‘đơn giản hóa’ sự vật, sự việc, hiện tượng, chủ đề đang được nói tới BỞI VÌ chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã biết rất rõ về chuyện đó rồi.

Thành kiến này làm giới hạn trí tò mò của chúng ta và, nguy hiểm hơn, làm chúng ta tưởng rằng chúng ta thông minh xuất chúng.

Ưu tiên người nhà (In-group bias)

Đây cũng là một loại thành kiến nhận thức phổ biến: chúng ta có xu hướng thiên vị ý kiến, đánh giá, nhận định của người quen, người nhà hơn là người ngoài. Thành kiến này làm giảm tính khách quan trong việc nhìn nhận 1 vấn đề. Ưu tiên người nhà xảy ra phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng và chọn lọc người kế nhiệm.

Image result for Ưu tiên người nhà
Ưu tiên người nhà – In-group bias. Nguồn: Khan Academy

Nguồn tham khảo: Masterclass

Thinking School @2018