6 CẤP ĐỘ CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN

CÁC CẤP ĐỘ VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Vũ Thế Dũng

 

6 BẬC CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN from Thinking School on Vimeo.

 

Một vài năm gần đây mình bắt đầu mở các seminar về tư duy phản biện cho sinh viên, học viên cao học, nhân viên và một số bạn đã đi làm. Thoạt đầu tưởng đơn giản, nhưng càng dạy càng thấy khó, khó là vì trình độ học viên khá thấp chưa đáp ứng nổi yêu cầu môn học. Bằng kinh nghiệm mình phân thành các cấp khác nhau (từ thấp đến cao):

 

Cấp độ 1: không thể nói cho rõ ràng 1 nội dung cụ thể với thông điệp cụ thể. Nói chung tỷ lệ trong 1 lớp của BK (kể cả đại học và cao học, mà có khi cao học còn kém hơn đại học): chỉ khoảng 50% có thể nắm được chủ đề chính và phát biểu nó rõ ràng. Số 50% còn lại nói chung thường hoặc là chỉ nói 1-2 câu rồi không biết nói gì, hoặc nói dông dài, hưu vượn, chẳng có nội dung chính. Đó là lý do của các cuộc họp mất thời gian ở khắp nơi. Cứ thử quan sát 1 cuộc họp đang diễn ra sẽ thấy, tại sao nó mất thời gian, vì có rất nhiều người nói linh tinh 5-10 phút mà chẳng hiểu họ đang nói gì, đang nói A lại quay sang B, lại về C. Nói linh tinh thì được, nhưng hỏi 1 câu cụ thể thì sẽ đánh trống lảng, lảng sang chuyện khác ngay. Có những thứ chỉ cần nói 30s, họ nói 5 phút chưa xong.

 

6 bậc của tư duy phản biện

 

Cấp độ 2: Nói rõ ràng xong thì đến nói có cấu trúc. Ví dụ: Thưa thầy về chủ đề A, Quan điểm của em là……, Em có 3 ý kiến. 1, 2, 3 để bảo vệ quan điểm này. Kết luận: Em ủng hộ/ hay phản đối chủ đề A. Đến tỷ lệ này thì chỉ còn khoảng 15-25% sinh viên. Dù thầy liên tục thị phạm, liên tục hướng dẫn. Vấn đề là các em không có 1 cấu trúc trong đầu nên dù có hướng dẫn thì cũng không thể hình thành.

 

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản. Cấp độ này ít nhất phải nhận diện được 2 thứ: tranh luận là gì và nhận diện các loại ngụy biện. Quan sát rất chủ quan thì chỉ không đến 10% hiện nay biết được thế nào là ngụy biện, và 1 mệnh đề tranh luận gồm có 3 phần.

  • Mệnh đề tranh luận (claim)
  • Lập luận (reasoning and logic)
  • Bằng chứng (evidences)

Quan sát trên facebook hay trên báo chính thống, và cả trên giảng đường đại học, sẽ thấy hầu hết thiếu 1-2 trong 3 thành phần này. Phổ biến hiện nay là không phát biểu được Mệnh đề tranh luận (nôm na là cái tên của ý chính) và không có lập luận. Và hầu hết thì nói dựa trên cảm giác, ít khi có số liệu, bằng chứng khách quan đi kèm.

 

Cấp độ 4: Có khả năng tranh luận hiệu quả, nhận diện được các tiêu chuẩn và các thành phần của tư duy phản biện. Ví dụ: hiểu được giả định ngầm bên dưới 1 tuyên bố hay 1 lập luận. Ví dụ: khi quan chức liên tục tuyên bố, đánh thuế, thu BOT không ảnh hưởng người nghèo. Thì giả định ngầm là gì? Là: Thu tiền của người giàu không sao cả; Vì sao? Vì họ cướp bóc của người nghèo? Vì tài sản là phi pháp? Chưa nói các giả định ngầm này đúng hay sai, ở cấp độ này, nếu nhận diện được và thách thức được giả định ngầm đã là khá giỏi. Tỷ lệ này chắc dưới 5%. (Giả định ngầm chỉ là 1 trong 8 thành phần của tư duy). Ở mức độ này họ cũng có thể đánh giá được lập luận, đánh giá được chất lượng của bằng chứng.

 

Cấp độ 5: Thực hành tư duy phản biện – thường xuyên thực hành tư duy phản biện trong công việc và đời sống. Đôi khi vẫn bị cảm xúc lôi kéo.

 

Cấp độ 6: Tư duy phản biện hiệu quả, dựa vào lý tính, trong nhiều bối cảnh và lĩnh vực khác nhau – Là người công bằng, tư duy phản biện chính mình. Hiện nay mình chỉ mong đa số có thể lên đến cấp 2, hay 3 là đã rất đáng mừng.

Điểm đánh giá: 4.7/5 (45)

XEM HẾT Thêm ghi chú
BẠN
Thêm bình luận của bạn
 
Thinking School @2018
Get Access Now!
OFFER ENDING SOON
Save 50%
Personal Trainer
FREE Nutrition
Custom Workout App
Get Access Now!
Get Access Now! & Save 50%
Personal Trainer FREE Nutrition Custom Workout App
Get Access Now!