8 tips tự tạo cơ hội trở thành Sếp của thầy Vũ Thế Dũng
Xem nhanh
Thực tế chuẩn bị càng tốt thì cơ hội càng nhiều. Bạn chuẩn bị tiếng Anh thật tốt thì cơ hội là việc cho các công ty đa quốc gia càng nhiều. Bạn chuẩn bị chuyên môn càng tốt thì cơ hội làm việc càng nhiều. Tương tự như vậy, bạn chuẩn bị kỹ năng quản lý càng kỹ thì cơ hội trở thành sếp của bạn càng lớn.

Câu hỏi: Em là nhân viên, muốn trở thành quản lý, nhưng không có cơ hội để thể hiện bản thân và phát triển năng lực? Em phải làm sao?
(Trích 1 câu hỏi của học viên trong chương trình Mini MBA của Thinking School)
Thầy Dũng trả lời:
Chúng ta cùng xem lại công thức của May mắn.
May mắn = Cơ hội + Sự chuẩn bị

Quay lại câu hỏi của bạn học viên, chúng ta cùng làm rõ mấy vấn đề:
Liệu bạn ấy đang thiếu Cơ hội hay thiếu Sự chuẩn bị? Hay thiếu cả hai? Theo bạn, cơ hội đến từ đâu? Do cấp trên mang đến cho bạn? Hoặc bạn có thể tự tạo ra cơ hội cho chính mình?
Thực tế chuẩn bị càng tốt thì cơ hội càng nhiều. Bạn chuẩn bị tiếng Anh thật tốt thì cơ hội là việc cho các công ty đa quốc gia càng nhiều. Bạn chuẩn bị chuyên môn càng tốt thì cơ hội làm việc càng nhiều. Tương tự như vậy, bạn chuẩn bị kỹ năng quản lý càng kỹ thì cơ hội làm sếp của bạn càng lớn.

Cụ thể, có 8 việc bạn nên chuẩn bị để tự tạo ra cơ hội trở thành sếp:
1. Luôn có ý tưởng để đóng góp
Người luôn có ý tưởng để đóng góp là người luôn được cấp trên chú ý và đánh giá cao. Muốn có ý tưởng bạn cần liên tục học hỏi, quan sát, ghi chú. Quá trình suy nghĩ, tìm tòi, chia sẻ các ý tưởng chính là lúc bạn tự tạo cơ hội phát triển cho chính mình.
2. Giải quyết vấn đề của sếp và đồng nghiệp
Đừng tạo ra vấn đề mà hãy tạo ra các giải pháp. Nếu bạn luôn nhận trách nhiệm và luôn đưa ra các giải pháp cho các vấn đề của nhóm thì bạn đang thực hành kỹ năng rất quan trọng của sếp – kỹ năng giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm. Ai cũng thích làm việc với 1 người có khả năng giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm. Giải được các vấn đề khó chính là sự phát triển.
3. Tổ chức các hoạt động của team
Đừng chỉ là 1 thành viên thụ động và thụ hưởng, hãy là 1 thành viên tích cực và tạo giá trị bằng cách tham gia tích cực vào các hoạt động chung của team. Nếu được hãy xung phong làm thành viên ban tổ chức. Đây là cơ hội để bạn học hỏi các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, và gắn kết các thành viên.
4. Tạo năng lượng tích cực cho team
Hãy luôn mang năng lượng tích cực của tuổi trẻ đến cho team của bạn. Ai cũng thích ở bên 1 người luôn lạc quan, tích cực, vui vẻ, hài hước, và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Hãy loại bỏ những tính xấu như than phiền, đổ thừa, thấy mình là nạn nhân, ích kỷ.
5. Hoàn thành xuất sắc công việc của mình
Hãy luôn kỷ luật và sáng tạo trong công việc của mình. Hoàn thành xuất sắc và sáng tạo công việc của mình luôn là nền tảng tốt nhất để mỗi cá nhân phát triển. Hãy giúp luôn giúp đỡ và học hỏi từ đồng nghiệp.
6. Luôn sẵn sàng đón nhận các thử thách mới
Khi có những thử thách mới trong công việc, hãy luôn là người đầu tiên đón nhận. Hãy xem thử thách là cơ hội để phát triển, thử thách càng khó thì cơ hội càng lớn. Đừng sợ hãi trước các thử thách.
7. Là nguồn tài nguyên quý của team
Học được điều gì hay hãy chia sẻ cho đồng đội, cho team. Càng chia sẻ kiến thức, kỹ năng của bạn càng phát triển. Khi mọi người gặp khó khăn đều tìm đến bạn thì bạn đã thực hiện chức năng phát triển đội ngũ.
8. Là tấm gương học hỏi
Muốn phát triển cần học hỏi. Hãy học liên tục mỗi ngày. Học chuyên môn, học kỹ năng quản lý, học ngoại ngữ, nâng cấp tư duy, học kinh doanh. Chỉ có học mới giúp bạn phát triển. Để trở thành manager bạn cần trang bị cụ thể các kỹ năng về quản lý hiện đại. Các chương trình MBA hay Mini MBA là các lựa chọn rất tốt cho bạn.
Thinking School