Tư duy phản biện 2 : Sự thật nào ? Lịch sử nào ?

19/09/2022
black coupe on road during daytime1. Nhân chuyện hãng xe Thành Bưởi kêu cứu khẩn cấp lên Thành Uỷ, UBND TP.HCM về việc Sở Giao thông vận tải cấm xe trên đoạn đường nơi hãng đặt trụ sở đang nong nóng, mình mang vào lớp “Tư duy phản biện” làm bài tập với yêu cầu, 6 nhóm mỗi nhóm sẽ chuẩn bị lập luận, tài liệu, và minh chứng cho 1 bên của câu chuyện .
  • Nhóm 1 : Đại diện hãng xe
  • Nhóm 2 : Đại diện cư dân sống trong khu vực có hãng xe đặt trụ sở
  • Nhóm 3 : Đại diện khách hàng sử dụng dịch vụ của Thành Bưởi
  • Nhóm 4 : Đại diện các hãng xe khác
  • Nhóm 5 : Đại diện các bến xe Miền Đông, Miền Tây Nhóm 6 : Đại diện chính quyền, Sở giao thông Tp.HCM Tuần sau, lên lớp Thầy Dũng sẽ “đăng đàn” để lắng nghe ý kiến của các bên liên quan trong câu chuyện. Tất nhiên cũng có thể còn có những nhóm khác nữa như: người lao động làm thuê cho Thành Bưởi (có thể mất việc khi Thành Bưởi đóng cửa chi nhánh)… Tuy nhiên lớp chỉ có 6 nhóm nên tạm chọn 6 nhóm lợi ích trên vào Public hearing này . Có thể thấy có rất nhiều câu chuyện, “sự thật”, rất khác nhau từ mỗi bên về cùng 1 sự việc “ cấm xe ” này . Gần như chắc chắn không có 1 sự thật duy nhất đúng trong 1 câu chuyện tưởng như rất nhỏ này , nhưng khi lắng nghe các bên liên quan , chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về câu chuyện , và cũng sẽ tiến gần hơn sự thật .

black sedan parked beside brown building during daytime

2. Một bài tập khác cũng sẽ cho làm ở lớp này – kể lại chuyện Tấm Cám từ góc nhìn của: Cám và Mẹ Cám. Từ đó giờ ta toàn nghe chuyện từ phía Tấm. Chuyện Tấm tốt và đẹp thì khỏi nói rồi. Nhưng có lẽ cũng nên cho Cám và Mẹ Cám lên tiếng nữa chứ. Thời đại nào rồi ?!

white car parked beside gray metal fence

3. Báo chí mấy tuần nay phân tích lại 1 câu chuyện khác đã cũ, chuyện học trò chán học lịch sử. Nhiều nguyên nhân được đưa ra, như phương pháp giảng dạy lạc hậu, hoặc toàn bắt học trò học số trận đánh, số quân địch bị chết … Mình thì cho rằng học trò (mà không chỉ học trò) chán Sử vì chỉ được nghe câu chuyện từ 1 phía. Cũng như chuyện Tấm Cám, lâu nay ta chỉ nghe câu chuyện lịch sử từ 1 phía kể, phía người thắng cuộc (?!), hãy nghe những người bên kia chiến tuyến kể, hãy nghe người dân kể, hãy nghe báo chí quốc tế thời đó kể, hãy nghe các quốc gia láng giềng kể Khi đặt vấn đề như thế lịch sử sẽ sống động, sẽ khách quan, sẽ lịch sử. Học trò học sử không chỉ học sự kiện, mà học tư duy lịch sử, tư duy khoa học đi tìm sự thật từ các góc nhìn khác nhau, học khả năng tìm và phân tích thông tin… Cách học thế mới quý, mới căn cơ, mới không chán .

shallow focus photography of orange Volkswagen Beetle

4. Có lẽ do từ nhỏ chỉ được (bị?) tiếp cận 1 cách thiếu khoa học, nên người học một mặt quay lưng, nhưng mặt khác trở nên: 1) Yếu trong tư duy khoa học 2) Không có nhu cầu và nỗ lực đi tìm sự thật 3) Lạc lối vì thiếu khả năng đánh giá, tổng hợp khi được thả vào một thế giới tràn ngập thông tin.

woman in black jacket and blue denim jeans walking on dried leaves on ground with brown

5. Hôm bữa ông Anh họ hỏi theo mình nên cho con học trường quốc tế hay học trường VN và song song học tiếng Anh. Mình đã khuyên anh nên cho học trường quốc tế (nếu có khả năng) vì bản chất là tư duy, là khoa học, là phương pháp, chứ không phải là tiếng Anh, hay một vài kỹ năng nào đó. Mình chẳng có hàm ý hạ thấp giáo dục VN, mình chỉ đưa ra lời khuyên mang tính kinh nghiệm cá nhân .

white and yellow flower in tilt shift lens

6. Nhớ bài thơ “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán, mà mình đọc từ hồi cấp 2. .. ” Ngày ấy tôi mới lên năm Có lần tôi nói dối mẹ Hôm sau tưởng phải ăn đòn. Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn Ôm tôi hôn lên mái tóc – Con ơi      trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. – Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu. ” Sự thật và phương pháp đi tìm nó quan trọng lắm. Hãy dạy con mình yêu sự thật.

Dũng Vũ

image source: unsplash

 

Chia sẻ:
Thinking School @2018