Bán giá cao liệu có “lừa đảo”

19/09/2022

Bạn đi ra chợ Bến Thành mua nón lá và vô tình biết được giá ở đây cao cấp 3 lần chợ An Đông. Hầu hết cảm giác của người đi mua hàng là mình bị trấn lột hay lừa đảo.
 
Vậy góc nhìn cho tình huống này là gì?
 
1. Góc nhìn kinh tế
Theo học thuyết kinh tế thịnh hành thì không có gì gọi là “lừa đảo”. Giá bất cứ thứ gì chỉ đơn giản là giá thị trường – mức mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Các nhà kinh tế học cho rằng, thị trường không nhìn nhận giá cả dưới góc độ đạo đức – giá cả chỉ là chức năng tự động của cung cầu.

Nhìn thì có vẻ người bán đang hét giá nhưng thực chất họ đang đẩy mức giá cao nhất có thể. Nếu giá cao hơn mức sẵn sàng chi trả của người mua, khách hàng sẽ ngừng mua và người bán sẽ hạ giá. Thị trường được xem là các duy nhất để thiết lập giá hay cung cầu.
2. Góc nhìn đạo đức
 
Các triết gia cho rằng, giá cả là vấn đề mang đậm tính đạo đức và cho rằng tham lam là tội nghiêm trọng nhưng đồng thời cũng nhận ra bên bán cần thu lợi, nếu không sẽ không ai bán và cộng đồng sẽ không mua được các hàng hóa cần thiết.

Do đó các nhà triết gia cho rằng, bên bán có thể cho ra một “cái giá công bằng” cho phép họ có lợi nhuận vừa phải nhưng không trục lợi quá đáng vì như thế là tội lỗi. Cái giá công bằng này chỉ đơn thuần là mức giá bên mua đồng ý trả nếu họ biết được thông tin xác thực. Người bán không bắt buộc phải cho người mua biết các thông tin làm hạ giá trị món hàng trong tương lai.
 
Trích: kinh tế học – khái lược những tư tưởng lớn
 
Nếu là bạn, bạn ủng hộ góc nhìn nào nhỉ? lý do là gì?
—-
Rèn luyện tư duy phản biện cùng Thinking School

MASTER MINDSET


0909 00 64 09
info@thinkingschool.vn

Chia sẻ:
Thinking School @2018