Đa góc nhìn – nghe dễ sao làm lại khó?

19/09/2022

Một trong những kỹ năng quan trọng để rèn luyện tư duy phản biện là đứng trên các góc nhìn khác nhau để xem xét, đánh giá sự vật, sự việc. Tuy nhiên, tại sao chúng ta vẫn gặp trục trặc với việc này dù có vẻ đơn giản?

Gửi tiết kiệm ngân hàng:

Anh A chuyên gửi tiết kiệm ngân hàng theo cách truyền thống: mang tiền mặt ra ngân hàng và nhận sổ giấy.

Anh B trẻ hơn, công nghệ hơn chọn cách gửi tiết kiệm bằng cách mở sổ Online và không cần đi đâu cả.

Lãi suất của 2 cách gửi là như nhau. Một hôm 3 anh gặp nhau, B tư vấn, hướng dẫn cho Anh C – bạn thân Anh A mở tiết kiệm Online (Anh C cũng rất truyền thống trong gửi tiết kiệm). Anh C rất thích rồi thực hiện thử nghiệm ngay, trong khi đó Anh A có 1 tràng lập luận cho rằng anh C khùng, vậy là nguy hiểm, vậy là sẽ bị trừ tiền liên tục, vậy là không có tài sản,… Còn Anh B cho rằng tiện lợi, nhanh, gọn, nguy hiểm cũng không nhiều.

Có vẻ rằng trong cuộc thảo luận này thì:

– Anh A đã xây cho mình bộ giá trị là gửi ngân hàng phải có sổ, phải là sổ giấy

– Anh B có giả thuyết rằng gửi tiết kiệm bằng sổ giấy là lạc hậu; không công nghệ

Rõ ràng 2 bộ giá trị quá khác nhau, nên đứng trên góc nhìn của người khác để nhìn sự việc quả không dễ.

Kỹ năng lãnh đạo

Trong công việc, ông sếp nào cũng muốn nhân viên mình giỏi lên, làm được nhiều việc hơn. Việc gì đưa ra cũng đến nơi đến chốn, lãnh đạo cả bộ phận/công ty đạt được kết quả tốt nhất, nhanh nhất. Nhưng mà không nhiều nhân viên làm tốt được. Góc nhìn của các bên:

Khi nhân viên giải thích bận quá: Sếp phản hồi tao cũng bận mà, sao tao làm được mà mày lại không?

Nhân viên trả lời: Vì sếp là sếp, kỹ năng, kiến thức đều hơn hẵn em

Trong tình huống này:

Sếp: giả thuyết ai cũng như ai sẽ làm tốt

Nhân viên: giả thuyết sếp thì giỏi, sếp thì có quyền, sếp làm được mọi thứ

Thành ra sếp và nhân viên hiểu nhau không dễ chút nào.

Phá tan giả thuyết ẩn, bộ giá trị bên dưới để chấp nhận các góc nhìn khác nhau

Mô hình AVB

Từ hai tình huống ở trên và nhiều tình huống trong cuộc sống có thể thấy để đa góc nhìn trong xem xét vấn đề, sự việc không hề dễ. Để làm được chuyện này tốt cần:

– Xem xét giả thuyết ẩn/bộ giá trị hiện tại của bản thân về sự việc, vấn đề gặp phải

– Thách thức các giả thuyết ẩn của bản thân

– Xem xét các góc nhìn mới với góc độ học hỏi thay vì mình đúng

Để rèn luyện đa góc nhìn, cần có thời gian tuy nhiên hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, không bao giờ là quá trể, Thinking School là đơn vị uy tín giúp bạn rèn luyện tốt kỹ năng này.

Tìm hiểu chương trình rèn luyện tư duy Master Mindset:

MASTER MINDSET

Chia sẻ:
Thinking School @2018