Mua phải hàng lỗi, Bạn có quyền lên tiếng không?

19/09/2022
Câu chuyện Vinfast tố cáo khách hàng mua xe vì làm clip chỉ ra các lỗi của xe tạo ra các câu hỏi quan trọng.
vin kien khach hang 5Câu hỏi 1: Là khách hàng, mua sản phẩm, và thấy nó bị lỗi, bạn có quyền lên tiếng không?
– chắc chắn có. Hiến Pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân Việt Nam.
– Không thể nào có chuyện, mua hàng lỗi, lại không được lên tiếng.
Câu hỏi 2: Lên tiếng như thế nào? Ở đâu? phương tiện nào thì phù hợp?
– miễn là bạn trình bày sự thật và các bằng chứng khách quan cho quan điểm của mình thì bạn có quyền lên tiếng trên các phương tiện khác nhau như:
– Phản ánh trực tiếp cho nhà sản xuất
– Phản ánh với Hội bảo vệ người tiêu dùng
– Phản ánh trên các diễn đàn của người tiêu dùng
– Phản ánh với các cơ quan pháp luật có liên quan
– Phản ánh trên mạng xã hội, báo chí
Câu hỏi 3: Khi lên tiếng cần chú ý điều gì?
– Nên có tinh thần hợp tác, xây dựng, cùng giải quyết vấn đề
– Nên trình bày sự thật khách quan với đầy đủ các bằng chứng tốt nhất có thể
– Tránh miệt thị, xúc phạm, kết luận thiếu căn cứ
Câu hỏi 4: Thế nào là sự thật? Là 1 khách hàng làm sao tôi có thể thu thập đầy đủ các bằng chứng khách quan? Và tại sao tôi phải làm thế khi lỗi thuộc về nhà sản xuất.
– Đúng là không dễ nắm bắt toàn bộ sự thật. Việc của chúng ta là cố gắng đến mức tối đa thu thập và trình bày các dữ kiện khách quan nhất để phản ánh sự thật của câu chuyện.
– Cũng đúng là trong vai trò khách hàng, bạn không đủ điều kiện và năng lực để thu thập đầy đủ các bằng chứng. Đây chính là 1 trở ngại cho việc muốn lên tiếng. Nếu muốn tự bảo vệ mình bạn cần thực tập kỹ năng thu thập, bảo vệ, và phân tích thông tin. Nếu không thì bạn phải nhờ đến các luật sư đại diện cho mình. Chi phí bảo vệ bản thân và quyền được lên tiếng là không nhỏ.
– Nhận biết được yếu điểm này của khách hàng, các doanh nghiệp thiếu đạo đức kinh doanh có khả năng lợi dụng nó để chống lại bạn. Và vì thế xã hội hình thành các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, toà án… nhưng tiếc là không phải lúc nào, ở đâu các tổ chức này cũng hoạt động hiệu quả và thực sự vì quyền của người tiêu dùng.
mua hang loi co quyen len tieng khongCâu hỏi 5: nếu vậy phải chăng khách hàng quá đơn độc và có thể bị đối xử thiếu công bằng?
– Đúng vậy. Đó là lý do chúng ta phải nâng cao trí tuệ của mình để tự bảo vệ và biết cách chọn lựa các doanh nghiệp có đạo đức, uy tín để giao dịch.
– Chọn sai thì kiểu gì cũng thiệt thòi.
Câu 6: tại sao chúng ta không đồng lòng tẩy chay những kẻ làm ăn không chân chính?
– Để biến đám đông hỗn loạn thành sức mạnh không đơn giản. Đông mà không tinh thì cũng không mạnh.
Câu 7: nếu gặp 1 đối thủ quá lưu manh, xã hội đen thì sao?
– Cái giá của sự thật rất đắt. Nó đòi hỏi sự can đảm
– Nếu bạn thấy không muốn phải trả giá thì hãy bỏ qua đi.
– Xã hội lý tưởng là nơi ai cũng có quyền lên tiếng mà không bị cường quyền áp chế, tiếc là còn xa mới đến lúc đó. May là vẫn còn có những người hùng dám lấy trứng chọi đá, và chúng ta nên cùng lên tiếng để bảo vệ họ.
Câu 8: có khi nào khách hàng phản ánh sai không? Gây thiệt hại cho doanh nghiệp?
– Tất nhiên là có, và cũng rất nhiều.
– Họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tuyên bố của mình
Câu 9: Vậy cũng cần bảo vệ doanh nghiệp?
– Đúng thế, 1 xã hội tốt phải có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ mọi thành viên của nó.
– Tuy nhiên, là 1 doanh nghiệp (đặc biệt các doanh nghiệp lớn) thì họ có nhiều tài lực để bảo vệ chính họ hơn người tiêu dùng. Thế nên, bảo vệ những người ở thế yếu vẫn luôn là ưu tiên của 1 xã hội văn minh.
Câu 10: khi doanh nghiệp và khách hàng xảy ra mâu thuẫn, họ nên làm gì?
– hành xử văn minh: trao đổi, lắng nghe, thông cảm, và cùng tìm giải pháp.
– Pháp luật vẫn nên là cơ chế giải quyết tranh chấp nhưng không nên sử dụng trước khi các giải pháp hoà giải được triển khai.
Chia sẻ:
Thinking School @2018