Tranh Luận – Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?

19/09/2022
man teaching woman while pointing on gray laptopNhân clip “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?”, cùng thử bàn về các thành phần của 1 cuộc tranh luận.
  • Cảm xúc và tư duy Hôm qua tới giờ OISP nóng vụ Phan Anh. Trưa nay ngồi ăn, cô bé nhân viên part time nói với mình: “Hôm qua lúc coi clip, em tức lắm. Mấy người cứ làm như sợ Phan Anh nói hết í.” Mình hỏi em: “Nhưng họ nói sai ở điểm nào? Phan Anh có sai chỗ nào không?” – khó trả lời. Thực ra có cảm xúc trước các vấn đề xã hội là rất tốt. Tuy nhiên, bên cạnh cảm xúc thì hãy bình tĩnh nghe thật kỹ, đọc thật kỹ, và phân tích tích ngọn nguồn chủ đề, phạm vi, các lập luận, các logic, các ngụy biện (nếu có), các giả thiết, các kết luận, và bằng chứng đưa ra để củng cố hay phản đối các lập luận. Người có tư duy độc lập là người không để tư duy và hành động của mình bị dẫn dắt bởi cảm xúc.photo of three person sitting and talking
  • Nói là vậy, chứ sáng qua lúc vô tình xem clip lần đầu, mình cũng “nóng máu”. Clip khá dài (40 phút), có 7 người tham gia tranh luận, có nhiều thông tin. Thế nên, ngay khi vừa xem, và bắt đầu đặt mình vào hoàn cảnh của Phan Anh, mình lặp tức lấy bút ghi chú các khái niệm, các lập luận, và minh chứng mà hai bên trình bày. Đây là thói quen quan trọng để chuẩn bị cho các cuộc “khẩu chiến”. Mặc dù vậy, sau khi xem xong và sau đó xem lại nhanh các đoạn quan trọng 1 lần nữa, mình vẫn chưa thể viết bài phản biện dù đã tương đối hình thành các lý luận. Mình đã mất thời gian để xem lại sách lý thuyết về động cơ (motivation), lục lại khái niệm tự do ngôn luận (freedom of speech), đọc lại 1 số chương trong cuốn Hành vi người tiêu dùng (consumer behavior), tìm thử 1 số debate (tranh luận) về đề tài có liên quan, lướt lại các loại ngụy biện (fallacy) để xem có soi sáng được gì không. Cũng khá lý thú, vì bản thân mình thường xuyên sử dụng các lý thuyết về hành vi, động cơ trong giảng dạy, nhưng lần mở ra 1 cơ hội để nhìn kỹ hơn chúng.two men and four women meeting in office
  • Đầu tiên cần xác định rõ chủ đề tranh luận và các luận điểm chính của mỗi bên. Giả sử bạn đứng về phía Phan Anh, thì bạn cần hiểu rõ bên VTV muốn đề nghị tranh luận chủ đề nào và có những luận điểm chính gì? Nếu không thống nhất cái này thì đa phần là nói qua nói lại, mà chẳng biết hai bên đang “cãi nhau” cái gì. Do chị Loan chỉ phát biểu tường minh chủ đề của clip chứ không thực sự phát biểu rõ ràng các luận điểm chính cho vị trí tranh luận của chị, nên mình phải phỏng đoán. Và đây là chủ đề và luận điểm chính được nhà đài tập trung:
  • Động cơ chia sẻ trên mạng xã hội là gì?
  • Phải chia sẻ nội dung chính xác, đúng, với động cơ tốt, và phải do người có chuyên môn, nghiệp vụ, chức năng như các cơ quan báo chí chia sẻ.high angle photo of person holding turned on smartphone with tall buildings background

Bên cạnh luận điểm mà mình cho là mấu chốt đó thì còn 1 vài luận điểm mờ mờ khác cũng xuất hiện là:

  • (Không nên) chia sẻ các thông tin tiêu cực (vì) các thông tin tiêu cực được dân cư mạng chia sẻ nhiều hơn rất nhiều so với thông tin tích cực.
  • Cư dân mạng mang tính bầy đàn vì họ bị thúc đẩy bởi các nhu cầu chia sẻ thông tin
  • Xác định được chủ đề và luận điểm chính của đối phương là chuyện hết sức quan trọng trong tranh luận. Cụ thể: Nếu chủ đề chính chỉ là “Động cơ chia sẻ trên mạng xã hội là gì? thì rất đơn giản chỉ cần hỏi Phan Anh, hỏi các bạn trẻ trong trường quay, hỏi anh tiến sĩ hành vi, rồi kết luận có 1, 2, 3, 4..n động cơ. Chấm hết. Và như thế thì chỉ là trao đổi thông tin chứ chưa phải là tranh luận. Tranh luận đòi hỏi có 1 luận điểm gây tranh cãi, có góc nhìn khác nhau để làm điểm bắt đầu.
  • Sau khi xác định rõ chủ đề và mệnh đề chính, cần thiết phải xác nhận với đối phương: có phải bạn muốn tranh luận điều này phải không? có phải bạn cho rằng: chỉ được chia sẻ khi biết chắc thông tin là đúng, chính xác, với động cơ đúng… phải không? Sau khi xác nhận thì mới bắt đầu tranh luận để tránh sau khi mình phản bác họ lại đổi mệnh đề tranh luận. Và tuyệt đối không tranh luận bất cứ cái gì nằm ngoài những luận điểm đã thống nhất mang ra tranh luận.
  • Làm rõ khái niệm. Trong tranh luận cần rất bình tĩnh để làm rõ các khái niệm. Trong clip này, có 1 khái niệm bị đánh tráo hay đúng hơn là không được định nghĩa rõ bởi bên đưa ra lập luận là VTV. Đó là khái niệm: thông tin tiêu cực. Tất cả các thành viên bên VTV sử dụng mập mờ các từ sau: thông tin tiêu cực, chia sẻ tiêu cực, thông tin ngụy tạo, thông tin xấu, thông tin gây shock. Hãy chú ý, đây có thể là các khái niệm khác nhau. Phải làm rõ: thông tin tiêu cực là gì? Giả sử có thể hiểu là các thông tin không vui, nói về các mặt trái của xã hội. Thông tin tiêu cực trong nghĩa này có phải là thông tin sai sự thật không? Ah, khác hoàn toàn. Tiêu cực theo nghĩa là các mặt trái của xã hội, nhưng không có nghĩa là sai sự thật, là ngụy tạo. Còn gây shock mà không ngụy tạo, không sai sự thật, không phạm pháp thì cũng không sao hết. Hãy rất chú ý đến các khái niệm tranh luận. Đừng để trò đánh tráo khái niệm diễn ra. Hãy xem từ phút thứ 9 của clip sẽ thấy chuyện này rất rõ. Bản thân mình cũng chỉ thấy ở lần xem thứ 2, vì lần đầu bị cảm xúc ức chế.two men sitting beside window having conversation
  • Giờ xem tới các lập luận. Xem thử lập luận “nhu cầu quyền lực của anh tiến sĩ” (phút 4). Đừng để bị tâm lý, đã vào cuộc hãy xem luận điểm, không cần xem danh hiệu. TS này lập luận gì? Lập luận: (1) theo lý thuyết McClelland về động cơ thì có 3 loại động cơ: tồn tại, tình cảm, và quyền lực; (2) Và chia sẻ trên mạng là nhu cầu chia sẻ quyền lực. Có thể thấy: (1) chưa thể là cơ sở để đi đến kết luận (2). Hay nói đúng hơn anh này chưa hoàn chỉnh 1 lập luận. Hãy hỏi anh ta: cơ sở/ yếu tố nào cần có để có thể kết luận một hành động thuộc động cơ 1, 2, hay 3? Một lập luận tốt phải có các cơ sở, logic, minh chứng, và kết luận phù hợp với các lập luận và minh chứng trình ra. Hầu hết các lập luận của bên nhà đài không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn này.
  • Giờ xem đến các lý thuyết của các diễn giả. Đây là điểm rất thú vị. Hầu hết các diễn giả đều trình bày 1-2 lý thuyết của họ về chủ đề. Thử lấy 1 ví dụ về anh Cu Trí (xem phút thứ 12). Anh này hùng hồn nói “tôi biết” và trình bày lý thuyết do anh ta đề xuất “khoái cảm an toàn” để giải thích vì sao cộng đồng mạng thích chia sẻ thông tin tiêu cực. Sau đó lần lượt các diễn giả như anh tiến sĩ, ông HTQ, đều có đưa ra các “lý thuyết” của riêng mình để lý giải các hiện tượng. Khẳng định rằng, các quan sát cá nhân sau đó phát triển thành các “lý thuyết” của cá nhân chỉ có giá trị chia sẻ không có giá trị tranh luận. Các lý thuyết nếu được phát triển thì phải đi theo một qui trình, phương pháp, bằng chứng khoa học, sau đó được cộng đồng khoa học đánh giá thì mới có thể gọi là lý thuyết. (Mình không có ý định nói sâu về chuyện này nên chỉ nói ngắn gọn). Duy nhất có 1 lý thuyết chính thống được dẫn thì lại thiếu lập luận. Đây là chuyện khá buồn trong tranh luận ở nước ta, không có dẫn chứng khoa học, mà chỉ toàn các lý thuyết tự mình phát kiến. Khi tranh luận gặp các lý thuyết gia này thì cứ khẳng định là nghe thì vui tai nhưng không có cơ sở gì để đồng ý hay phản đối. Chấm dứt tranh luận. Trong suốt clip rất nhiều lý thuyết được trình bày nghe rất thông thái nhưng không có giá trị.three person sitting in-front of table with laptop computers
  • Chiêu gậy ông đập lưng ông. Nếu tinh ý và nắm chắc chủ đề cũng như vị trí tranh luận, ta có thể dùng chính lập luận của đối phương để ủng hộ cho nhận định của ta. Hãy xem phút thứ 27, khi anh Cu Trí hào hứng kể 1 câu chuyện mà anh ta đi tìm bằng chứng để chứng minh nạn nhân của 1 vụ tai nạn là người khác không phải là người mà cộng đồng mạng trước đó (với các thông tin và bằng chứng trước đó) đã tin. Anh nói rằng cả ông HTQ cũng nhắn tin chửi anh, vì ông tin vào các bằng chứng và thông tin trước đó. Quá hay. Nếu Phan Anh nắm kỹ luận điểm của mình là:  “ai có thông tin đều có thể chia sẻ và chính nhờ sự tự do thông tin này mà sự thật được biết đến rõ ràng hơn”. Thì rõ ràng câu chuyện của Cu Trí đang ủng hộ lập luận của Phan Anh, và thẳng thừng bác bỏ luận điểm của Chị Loan khi chị cho rằng chỉ có cơ quan báo đài hay tương tự là cơ quan công an mới được đưa ra các thông tin hay bằng chứng. Thế nên khi tranh luận hãy thật bình tĩnh, ta sẽ thấy cường địch thoạt trông như bão tố hóa ra chỉ là hạt sương sa mà thôi.
  • Bài giảng trực tuyến về Tranh Luận:

Xem chi tiết tại đây: https://phanbientranhluan.thinkingschool.vn/

Dũng Vũ

. image source: unsplash

Chia sẻ:
Thinking School @2018
Get Access Now!
OFFER ENDING SOON
Save 50%
Personal Trainer
FREE Nutrition
Custom Workout App
Get Access Now!
Get Access Now! & Save 50%
Personal Trainer FREE Nutrition Custom Workout App
Get Access Now!