Học tập và phát triển

Chia sẻ:

Đào tạo và Phát triển (Training and Development) là một khái niệm quá quen thuộc đặc biệt với ngành Nhân sự. Tuy nhiên, vào giữa thập kỷ 90, từ ‘Đào tạo’ dần dần biến mất và thay thế vào đó là ‘Học tập’ (Learning). Lý do? Peter Senge và khái niệm Learning Organization (Học tập trong tổ chức) xuất hiện và thay đổi cách nhìn của chúng ta về qui trình phát triển nhân viên.

Do đó, ngày nay, khi chúng ta dùng từ khóa ‘Đào tạo và Phát triển’ trước mặt một ai đó đang làm trong mảng Nhân sự, có khả năng người đó sẽ nói ‘Ý anh là Học tập và Phát triển, đúng không?’.

Vậy Học tập và Phát triển (Learning and Development) là gì và thực sự thay đổi 1 từ khóa có thay đổi cuộc chơi trong Nhân sự hay không? Hay đơn giản đó chỉ là ‘bình mới rượu cũ’? Chúng ta hãy thử tìm hiểu nhé.

Học tập và Phát triển là gì?

Định nghĩa đơn giản nhất về Học tập và Phát triển (L&D) là 1 quá trình có hệ thống để nâng cao kỹ năng, kiến thức, và năng lực của nhân viên để mang lại hiệu suất cao hơn trong công việc. Học tập tập trung vào kiến thức, kỹ năng, thái độ. Còn Phát triển liên quan nhiều đến mục tiêu, mục đích của nhân viên trong lộ trình nghề nghiệp.

Một câu hỏi thường gặp nhất khi triển khai chiến lược Học tập và Phát triển của một tổ chức đó là “Hiệu quả của nó là gì?” “Nó mang lại lợi ích gì cho công ty?” hay một câu hỏi cụ thể hơn nữa đó là “NHỠ CHÚNG TA ĐÀO TẠO HỌ (nhân viên) RỒI HỌ NGHỈ VIỆC THÌ SAO?”.

Screenshot 8 1

Một phương thức để đánh giá độ hiệu quả của một chương trình đào tạo đó là thang đo Bloom. Sự hiệu quả sẽ được đo lường dựa vào khả năng nhân viên có thể:

  1. Nhớ
  2. Hiểu
  3. Áp dụng
  4. Phân tích
  5. Đánh giá
  6. Tạo mới

Đương nhiên, tùy thuộc vào cấp độ của người nhân viên mà đòi hỏi về năng lực và đánh giá độ hiệu quả cũng thay đổi. Ví dụ, chương trình đào tạo cho một nhân viên C&B (Compensation and Benefits) sẽ tập trung và đánh giá sự hiệu quả dựa vào khả năng hiểu và áp dụng khung lương thưởng của tổ chức. Trong khi đó, một khóa hướng dẫn thiết kế chiến lược phúc lợi cho trưởng phòng nhân sự sẽ đòi hỏi khả năng phân tích đánh giá nhiều hơn.

Các hình thức học tập trong tổ chức

Screenshot 9

Một quan điểm khá phổ biến về việc học là con người lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới khi họ có động lực áp dụng các hiểu biết có sẵn của họ vào công việc sử dụng tài nguyên và công cụ được giao. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy con người không học được điều mới như vậy.

Thay vào đó, chúng ta chỉ lĩnh hội cái mới qua quá trình giải quyết vấn đề: đầu tiên là việc quan sát và nhìn nhận, rồi phát triển ý tưởng và khái niệm mới, tiếp theo là việc thử sai và làm rõ ý tưởng khái niệm đó rồi khi đó mới chuyển hóa thành hiểu biết của riêng mình (tham khảo lý thuyết Kolb). Chỉ trải qua quá trình này mới học cái mới được.

Một số hình thức học phổ biến:

  • Bài giảng và hội thảo
  • Thảo luận nhóm
  • Tranh luận
  • Dự án
  • Nhập vai
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Job shadowing (học việc)
  • Coaching (Huấn luyện)
  • Mentoring (Hướng dẫn)

Tài liệu tham khảo

Hệ thống quản lý học tập

Ứng dụng LMS trong quản lý đào tạo

 

 

 

Thinking School @2018