Tổ chức và triển khai đào tạo

Chia sẻ:

Đào tạo là quá trình được hoạch định để thiết lập (modify) kiến thức, kỹ năng, thái độ cho từng cá nhân để đáp ứng nhu cầu hiện tại của công việc lẫn trong tương lai (Manpower Services Commission, 1981). Có rất nhiều hướng dẫn và mô hình để thiết kế giảng dạy (instructional design), trong đó phải kể đến mô hình ADDIE. ADDIE là chữ viết tắt của Analyze, Design, Develop, Implement và Evaluate.

triển khai đào tạo_mô hình ADDIE

Mô hình ADDIE (Instructional Design: The ADDIE approach)

Quá trình này có thể tạm chia làm ba bước: Thiết kế (Analyze, Design, Develop) – Triển khai (Implement) – Đánh giá đào tạo (Evaluate). Triển khai đào tạo nằm ở bước 4 – Implement. 

Xem thêm bài viết: Xây dựng chương trình đào tạo

Mục lục bài viết:

  1. Triển khai đào tạo là gì?
  2. Triển khai đào tạo như thế nào?
  3. Một số lưu ý
  4. Kết luận

1. Triển khai đào tạo là gì?

Tổ chức đào tạo (Implement) là bước tiếp theo sau quá trình phát triển (Develop). Mục đích của bước này là chuẩn bị môi trường học tập và thu hút học sinh (engage the student) (R.M.Branch, 2009). Sau khi hoàn tất bước này, người học cần đạt được các năng lực và hiệu suất làm việc so với kỳ vọng đã đề ra ở bước Phân tích (Analyze).

2. Triển khai đào tạo như thế nào?

Để triển khai đào tạo, chúng ta có cần chuẩn bị một cách sẵn sàng cho học viên và giảng viên

Ở giảng viên, chúng ta cần chuẩn bị

  • Mô tả năng lực giảng viên: những kỹ năng, kiến thức liên quan đến nội dung đào tạo mà giảng viên cần phải có. Các mô tả chi tiết này đã được đề ra ở bước 1 (Analyze).
    Ví dụ: để đào tạo Kỹ năng giảng dạy online, giảng viên cần có kiến thức về e-learning, LMS, quản lý và tương tác học viên trong môi trường online; kỹ năng quản lý sự thay đổi hành vi người dùng từ học truyền thống sang học online.
  • Thiết lập lịch trình đào tạo giảng viên: Bước này xác định khi nào giảng viên sẽ được đào tạo và hướng dẫn giảng dạy.
  • Đào tạo giảng viên: đây là bước giúp giảng viên nắm rõ các nguyên lý, công cụ, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc dạy.

Tất cả các công tác chuẩn bị này cần đảm bảo rằng giảng viên có thể giúp học viên rút ngắn khoảng cách giữa yêu cầu công việc và năng lực bản thân hiện tại (performance gap)

Ở học viên, người tổ chức đào tạo cần chuẩn bị:

  • Mô tả các hoạt động của khóa học/môn học: đây là bước quan trọng trong việc xác định phong cách học tập ưa thích và phù hợp với người học. Mô tả chi tiết về người học, phân tích nhu cầu, (performance gap) đã được thực hiện ở bước (Analyze).
  • Thiết lập lịch trình học tập: xác định địa điểm giảng dạy, số lượng và danh sách học viên, số lượng giảng viên và trợ giảng trong lớp học.
  • Truyền thông trước khóa học: trước khi khóa học bắt đầu, người học cần được giới thiệu về kế hoạch học tập. Việc này sẽ thúc đẩy (encourage) tinh thần học tập tích cực của học viên.
  • Hệ thống theo dõi học tập (tracking): giảng viên cần được chuẩn bị các phương pháp để đánh giá quá trình học tập của học viên như điểm danh, đánh giá qua các bài tập trắc nghiệm, bài tập,..
    Nếu như người quản lý đào tạo được trang bị hệ thống LMS, việc tracking sẽ cực kỳ thuận tiện, dễ dàng, trực quan, cập nhật và hiệu quả đào tạo sẽ được gia tăng đáng kể.

3. Một số lưu ý

Tùy vào đối tượng học tập, tính chất công việc và mục tiêu mà sẽ có các hình thức tổ chức đào tạo khác nhau. Theo thang Bloom (Bloom taxanomy), có đến 6 cập bậc để đo lường kết quả học tập (remember-understand-apply-analyze-evaluate-create). Việc đạt đến các bậc học sẽ tùy thuộc vào mục đích đào tạo được xác định ở bước Analyze.

Đọc thêm bài viết về thang đo Bloom tại đây.

Người làm đào tạo cần cân nhắc các một trong các hình thức sau để có chiến lược đào tạo phù hợp On-the-job training hoặc Off-the-job training, Team-training, Mentoring, Simulation, Mentoring, Seminars, Fields trips and tours.

4. Kết luận

Việc triển khai đào tạo sẽ phụ thuộc nhiều vào tính chất công việc, đối tượng học viên và mục tiêu đào tạo được đề ra. Bên cạnh mô hình ADDIE, người quản lý đào tạo có thể áp dụng mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act) để liên tục cải tiến chất lượng đào tạo.


Tài liệu tham khảo,

1. R.M. Branch, 2009, Instructional design: The ADDIE approach, Springer

2. Khalil Abushamsieh, 2014, Training Strategies, Theories and Types
3. M., Regeluth, J., Beatty, D., Myers, 2017, Instructional-design theories and models, The learner-centered paradigm of education, Routledge.
4. Dale H. Schunk, 2012, Learning theories: an educational perspective, Pearson.

Thinkingschool.vn

Thinking School @2018