Tư duy phản biện (TDPB) là gì? và Tầm quan trọng của TDPB
Tư duy phản biện là gì
Tư duy phản biện là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận từ hơn 2,500 trước thời của các triết gia Hy Lạp như Plato, Socrate và đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng. Là kỹ năng quan trọng số 2 trong 10 kỹ năng quan trọng của người đi làm trong năm 2020 theo world economic forum. Vậy tư duy phản biện là gì:
Một số định nghĩa cho rằng tư duy phản biện là khả năng nhận diện thông tin giả
Định nghĩa khác Tư duy phản biện có thể được mô tả là khả năng tự phản chiếu và tư duy (suy nghĩ) một cách độc lập.
Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, năm 1987, Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.
Theo Paul, R. and Elder, L. 2007: Tư duy phản biện (critical thinking) là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó.
Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng học tập, suy nghĩ, tư duy. Do đó, chúng ta phải là người chủ động trong học tập thay vì thụ động nhận các thông tin. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình.
Theo TS. Vũ Thế Dũng, CEO Thinking School, Nguyên phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Tp.HCM. Tư duy phản biện là1. Khả năng hiểu rõ và tập trung vào vấn đề chính đang được xem xét.2. Dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận và phân tích vấn đề3. Dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá vấn đề và các góc nhìn một cách có trách nhiệm với mục tiêu đi tìm sự thật, cải thiện chất lượng tư duy, và giải pháp
Người có tư duy phản biện sẽ
1. Nêu ra những câu hỏi và những vấn đề thiết thực, sống còn, phát biểu chúng một cách rõ ràng và chính xác
2. Tập hợp và đánh giá những thông tin có liên quan, sử dụng những ý niệm trừu tượng để lý giải chúng một cách hiệu quả
3. Đi đến những kết luận và giải pháp có lý lẽ, kiểm nghiệm chúng bằng những tiêu chí và chuẩn mực thích hợp
4. Tư duy một cách cởi mở bên trong những hệ thống tư tưởng khác nhau, nhìn nhận và đánh giá (nếu cần) những giả định, hàm ý và những hệ luận thực hành của chúng
5. Truyền thông một cách có hiệu quả cho người khác nhằm đưa ra những giải pháp cho những vấn đề phức hợp.
Tại sao cần tư duy phản biện?
1. Tư duy phản biện top 2 trong 10 kỹ năng quan trọng nhất đối với người lao động theo báo cáo về tương lai nghề nghiệp của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016
STT
NĂM 2020
NĂM 2015
1
Giải quyết các vấn đề phức tạp
Giải quyết các vấn đề phức tạp
2
Tư duy phản biện
Phối hợp với người khác
3
Sáng tạo
Quản lý con người
4
Quản lý con người
Tư duy phản biện
5
Phối hợp với người khác
Thương lượng
6
Trí thông minh cảm xúc
Kiểm soát chất lượng
7
Phán đoán và ra quyết định
Định hướng dịch vụ
8
Định hướng dịch vụ
Phán đoán ra quyết định
9
Thương lượng
Lắng nghe tích cực
10
Linh hoạt nhận thức
Sáng tạo
Source: World Economic Forum
2. Tư duy phản biện là kỹ năng nền tảng: trong bối cảnh mới với thế giới VUCA (Volatility; Uncertainty; Complexity; Ambiguity) thế giới bất ổn, biến động, phức tạp và mơ hồ. Khi có tư duy phản biện tốt chúng ta sẽ không bị kéo theo những thứ mơ hồ, chung chung mà tập trung vào được cái lõi, cái thần của vấn đề từ đó dùng các tiêu chuẩn để đánh giá một cách hiệu quả.
3. Tư duy phản biện giúp bạn sáng tạo hơn: Sáng tạo không phải từ trên trời rơi xuống mà xuất phát từ thực tiển, tập trung vào cái lõi, vấn đề giải quyết, từ đó có các giải pháp vượt ra khỏi lối thông thường. Bên cạnh đó tư duy phản biện sẽ góp phần trong việc đánh giá, lựa chọn, điều chỉnh những giải pháp, ý tưởng đưa ra, để phù hợp với bối cảnh nhất.
4. Tư duy phản biện kích thích các tính tò mò, tự học của bản thân: Một trong những đặc điểm quan trọng của người có tư duy phản biện là tính tò mò, tìm kiếm sự thật nhằm cải thiện chất lượng tư duy. Họ luôn tự đặt câu hỏi tại sao, rồi suy nghĩ một cách nghiêm túc để có câu trả lời cho bản thân từ đó tạo ra sự phát triển tích cực của bản thân.
5. Giải quyết vấn đề hiệu quả: Cùng một vấn đề người có tư duy phản biện họ sẽ nhìn vào những điểm cốt lõi, với đa góc nhìn, và đánh giá trên các tiêu chuẩn khách quan. Từ đó sẽ chọn đúng vấn đề giải quyết và có những giải pháp phù hợp thay vì lan man giải quyết các vấn đề râu ria, không đang có. Cũng như có phương pháp để chọn giải pháp phù hợp.
Hi ✋
We help your business grow by connecting you to your customers.
Con người là yếu tố then chốt trong chặng đường phát triển của Thinking School. Năm 2022, Thinking School tìm kiếm những đồng đội có tâm huyết trong lĩnh vực giáo dục ở các phòng ban Marketing và Đào tạo để xây dựng một đơn vị đào tạo, công nghệ vượt trội tại Việt Nam.
SALE MANAGER Mô tả chung vị trí Thinking School Việt Nam là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ (E-learning), giáo dục khai phóng (liberal education) trong việc đào tạo cho doanh nghiệp. Hiện tại, trường đã phát …
FULL-TIME TRAINER Trainer’s job specification Education background: Holding Master or PhD degree from reputed international universities, majoring in business, management, leadership development, human resource management, learning and development, strategic management, supply chain management, and other related fields* English proficiency: should …
VỊ TRÍ: NHÂN VIÊN MARKETING VÀ TUYỂN SINH Giới thiệu về Thinking School Thành lập năm 2018, Thinking School là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ và phương pháp mới trong đào …
TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN Vị trí: giảng viên – toàn thời gian Yêu cầu: Có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, về các chuyên ngành như quản trị kinh …