Thiết kế Khóa học theo Phương pháp ALAPA

Chia sẻ:

Thiết kế Khóa học theo Phương pháp ALAPA

Học tập là một quá trình lĩnh hội kiến thức nghiêm túc nên người dạy cần được thiết kế khoa học phù hợp với người học. Thinking School đã tổng hợp và ứng dụng thành công phương pháp đào tạo ALAPA khi đào tạo nhân viên tại nhiều doanh nghiệp. Phương pháp ALAPA gồm 5 bước Assessment, Learning, Analyze, Practice , Application.

PHUONG PHAP DAO TAO ALAPA hinh tron
Phương pháp đào tạo ALAPA

 

Bước 1: Assessment – Đánh giá

Đây là bước Đánh giá mức năng lực và nhu cầu của học viên trước khi bắt đầu khóa học. Bước này giúp Người học tự đánh giá để hiểu rõ năng lực bản thân và nêu lên những nhu cầu, khó khăn cụ thể. Điều này giúp Người dạy hiểu được nhu cầu để thiết kế nội dung và phương pháp dạy phù hợp. Có thể dùng Bộ công cụ đo kiến thức, bài kiểm tra năng lực, form đánh giá thái độ của người học. Trước khi đào tạo, Thinking School luôn làm bảng đánh giá “Training need assessment” bằng ứng dụng online như Google Form hoặc phỏng vấn người học.

Bước 2: Learning – Học tập

Mỗi người học có thói quen học tập khác nhau tùy theo sở thích và năng lực. Nên giảng viên cần thiết kế nội dung giảng dạy theo nhiều hình thức tương ứng với các thói quen, loại trí thông minh và giác quan của người học. Sự đa dạng về hình thức kích thích các giác quan khiến người học ghi nhớ kiến thức nhanh và sâu hơn.

Hình thức học

Phương pháp làm nội dung giảng dạy pháp dạy

Nghe: Bài giảngSách nói

Video bài giảng, Clip hướng dẫn

Đọc: Đọc sách, bài báo, tài liệu tham khảo

 

Làm đồ án, dự án, cung cấp tài liệu tham khảo
Xem: Video giảngVideo lecture
Nói: Trình bày, thảo luậnTạo bài tập nhóm, Dự án nhóm
Viết: Báo cáoCho bài essay

Chấm điểm

Bước 3: Analyze – Phân tích

Bước này giúp người học dùng kiến thức phân tích tình huống và đề xuất giải pháp. Người dạy cần cung cấp tình huống dạng văn bản, hình ảnh, kèm câu hỏi và góp ý. Người học cần hiểu, đánh giá và đưa ra các giải pháp, đề xuất để xử lý các tình huống trong quan trò quan sát viên hoặc người trong bối cảnh tính huống đó. Quá trình phân tích tình huống cụ thể giúp người học hiểu rõ hơn kiến thức lý thuyết và liên kết với thực tiễn và biến kiến thức thành tri thức

Bước 4: Practice – Thực hành

Việc thực hành giúp người học vận dụng các kỹ năng cụ thể để giải quyết vấn đề. Người học tự thực hành kỹ năng cá nhân, làm việc nhóm thông qua các bài thực hành. Người dạy cung cấp các bài tập thực hành thiết kế rõ hoạt động theo lộ trình cụ thể. Từ đó, Người học thực hành thực trong trường học hoặc tổ chức và nhận phản hồi từ người dạy và những người xung quanh.

Bước 5: Application – Ứng dụng

Ứng dụng là bước cao nhất thể hiện khả năng dùng kiến thức, kỹ năng từ học tập trong cuộc sống và công việc. Đây cũng la bước thách thức nhất để vận dùng và kết hợp các kiến thức một cách thông minh để tạo ra thành quả cụ thể. Trong bước này, Người dạy cung cấp các công cụ ghi nhận và đo lường sự tiến bộ cho người học và có thể góp ý, động viện người học khi có yêu cầu.

Ứng dụng: Thiết kế khóa học theo phương pháp ALAPA (Whetten & Cameron) là một vòng lặp xuyên suốt giúp tăng hiệu quả đào tạo. Phương pháp ALAPA giúp đạt hiệu quả đào tạo theo thang BLOOM gồm 6 mức Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo.

Các chương trình đào tạo về e-Learning

Nguồn: Thinkingschool.vn

Thinking School @2018