Nội dung online đã có đầy đủ rồi, lên lớp làm gì nữa?

Chia sẻ:

Làm thế nào để người học có khả năng ứng dụng, thực hành là một trong những vấn đề mà người làm đào tạo phải giải quyết. Vậy chúng ta có cần xây dựng kho học liệu số một cách đẩy đủ hay không? Khi đã quay hết các nội dung online rồi, lúc lên lớp mình sẽ làm gì? Dưới đây là chia sẻ của Thinking School.

Nội dung online: giúp tiết kiệm thời gian cho người dạy lẫn người học

Khi đã có các nội dung online, học viên có thể xem các bài giảng trước khi đến lớp. Nhờ vào đó, khi đến lớp, giảng viên có thể tiết kiệm thời gian giảng lại bài. Nếu có đồng thời nhiều lớp học và giảng lại qua nhiều năm thì giảng viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu không có nội dung online, học viên vắng mặt sẽ gặp khó khăn để theo dõi lại. Đây là lợi ích đầu tiên của việc có các bài giảng và nội dung online.

Dành thời gian cho việc thảo luận, phân tích

Học viên sẽ mang các câu hỏi đến lớp sau khi đã xem các bài giảng. Qua đó, lớp học có thể thảo luận sâu và mở rộng hơn về các vấn đề của môn học. Việc học không dừng lại ở việc chỉ ghi nhớ và hiểu tương đối nội dung môn học. Người học cần bước lên các bậc cao hơn của việc học. Theo thang đo Bloom, sau khi bước qua bậc Nhớ và Hiểu, người học cần đến bậc Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo.

 

thang do bloom

So sánh với thang đo bloom

  • Các clip bài giảng chỉ dừng lại ở bậc 1 – phần kiến thức ghi nhớ
  • Sau khi đã hoàn thành xong bậc 1 thì khi lên lớp, giảng viên sẽ hướng dẫn học viên cách thực hành, ứng dụng, đánh giá và thậm chí là sáng tạo.

Kết luận

Việc sản xuất đầy đủ các nội dung online không giới hạn người thầy ở việc giảng dạy trên lớp. Ngược lại, việc này còn mở ra giải phóng và mở ra cơ hội cho cả thầy lẫn trò. Người dạy và học sẽ tiết kiệm thời gian và bước lên các bậc cao hơn của việc học. Kết hợp với một kế hoạch giảng dạy hoàn hảo, việc giảng dạy sẽ đạt được hiệu quả vô cùng lớn.

Thinking School @2018