Phát triển ý tưởng sản phẩm mới – Tạo 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh

Chia sẻ:

Thế nào là một hệ sinh thái của doanh nghiệp

hệ sinh thái

Nguồn: MIT Sloan

Hệ sinh thái là một mạng lưới phối hợp các doanh nghiệp, thiết bị và khách hàng để tạo ra giá trị cho mọi thành phần tham gia, là điểm đến trong một lĩnh vực cụ thể (như mua sắm) bao gồm các sản phẩm bổ sung và thậm chí cả các sản phẩm cạnh tranh.

Vì sao cần phải tạo một hệ sinh thái?

Hãy nghĩ đến một ông lớn bất kỳ ở bất cứ một ngành nghề nào, Tiki chẳng hạn. Khi mua hàng ở Tiki, bạn có thực sự quan trọng ai là người bán hàng trên Tiki không? Hay bạn chỉ để ý đến thông tin của sản phẩm và đánh giá của người khác về sản phẩm đó?

Tiki là một ví dụ rất cụ thể của 1 doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng 1 hệ sinh thái. Tiki không ngừng kết nối và phối hợp liên tục giữa các nhà cung cấp và khách hàng. Và nếu hệ sinh thái hoạt động tốt, người mua hàng chỉ tìm đến Tiki mà không thực sự quan tâm ai là người bán nữa. Đối với họ, Tiki là người bán. Từ đó, Tiki có thể trở thành một ông lớn trong thị trường bán lẻ mà không thực sự bán 1 mặt hàng cụ thể nào.

Tiki, Grab, Amazon,… đều là những ví dụ điển hình của việc vì sao cần xây dựng một hệ sinh thái bao quanh thế mạnh chiến lược của mình. Hệ sinh thái sẽ biến doanh nghiệp của bạn thành một điểm đến, một lựa chọn của khách hàng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà những sản phẩm dịch vụ đó là do người khác cung cấp.

Hệ sinh thái giúp gì cho việc phát triển sản phẩm mới?

Trong quá trình hình thành một hệ sinh thái, sẽ có rất nhiều cơ hội để tổ chức thoát ra khỏi những lối mòn trong tư duy và chết cứng khái niệm. Dưới đây là một câu chuyện doanh nghiệp thực tế của một ngân hàng ở Úc.

Ngân hàng Thịnh Vượng Chung Úc (Commonwealth Bank of Australia, CBA), khi suy ngẫm về mô hình cho vay thế chấp, họ hiểu rằng mục đích của khách hàng không phải là có được một khoản vay – mục đích của họ là mua nhà.

Thế nên CBA tạo một ứng dụng trên điện thoại cho phép người dùng có thể xem lịch sử giá bán của căn nhà mà họ đang quan tâm cũng như những căn bên cạnh chỉ bằng cách hướng điện thoại của họ vào căn nhà họ thích. Những người có dự định mua nhà nhờ đó có thêm thông tin giá cả thị trường tại khu vực họ đang nhắm tới – và nếu người dùng tạo một tài khoản trên ứng dụng thì họ sẽ trở thành một đối tượng đáng quan tâm cho vay của CBA.

Trong ứng dụng đó, người dùng còn có thể tính xem có thể vay được bao nhiêu, kì hạn trả lãi như thế nào, số tiền cần ứng trước là bao nhiêu. Người dùng có thể lưu những bảng tính này lại và nộp hồ sơ cho vay có điều kiện ngay trên ứng dụng. Sau này, họ có thể trực tiếp nộp hồ sơ vay thế chấp qua ứng dụng.

Ứng dụng điện thoại hiện nay đã kết hợp được địa điểm nhà đất với thông tin về giá bán thực tế, ngày chốt giao dịch, giá trị ước tính hiện nay, và theo dõi phương án cho vay nhanh gọn. Cho đến nay, khách hàng đã thực hiện hơn 1,2 triệu lượt tìm kiếm và CBA ước tính suất sinh lợi từ việc đầu tư vào ứng dụng là 109 phần trăm. (Nguồn: What’s Your Digital Business Model? p. 44)

Thinking School @2018