Thường sẽ khó để có các ý tưởng mới khi chúng ta đang cố phát triển hay cải thiện một hoạt động, sản phẩm dịch vụ của công ty. SCAMPER sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn có ý tưởng mới
SCAMPER là thuật ngữ viết tắt của các chữ
Alex Osborn, được nhiều người cho là người khởi xướng kỹ thuật động não, ban đầu đã đưa ra nhiều câu hỏi được sử dụng trong kỹ thuật này. Tuy nhiên, chính Bob Eberle, một nhà quản lý giáo dục và nhà văn, người đã sắp xếp những câu hỏi này thành phương pháp ghi nhớ SCAMPER.
Bạn sử dụng công cụ bằng cách đặt câu hỏi về các sản phẩm, dịch vụ hiện có để có những ý tưởng mới
Substitute (Thay thế)
– Chúng ta có thể dùng vật liệu nào thay thế?
– Sản phẩm thay thế?
– Quy trình thay thế?
– Các quy định thay thế?
– Thay đổi góc nhìn?
– Cách tiếp cận sản phẩm?
Combine (kết hợp)
– Có thể kết hợp với các sản phẩm khác hay không?
– Có thể kết hợp với mục đích khác không?
– Có thể kết hợp với các sản phẩm khác để tối đa hóa tiện ích?
Adapt (thích nghi)
– Ta có thể thích nghi sản phẩm cho mục đích khác?
– Sản phẩm của ta có giống sản phẩm nào khác?
– Có tình huống nào, Ứng dụng nào khác cho sản phẩm?
Modify (Điều chỉnh)
– Làm thế nào để điều chỉnh hình thức, mẫu mã sản phẩm?
– Nên thêm vào tính năng gì?
– Nên chọn tính năng gì làm chủ lực để tạo sản phẩm mới?
Put into another use (cách sử dụng khác)
– Có cách nào khác để sử dụng sản phẩm?
– Sản phẩm có thể dùng trong ngành công nghiệp khác?
– Phân khúc khách hàng nào có thể dùng sản phẩm này?
– Có thể tái chế rác thải từ sản phẩm không?
Eliminate (loại trừ)
– Làm thế nào để đơn giản hóa sản phẩm?
– Nên bỏ bớt tính năng nào?
– Làm thế nào để sản phẩm nhẹ hơn, bé hơn, nhanh hơn, thú vị hơn?
Reverse (đảo ngược)
– Chúng ta có thể đảo ngược cách chúng ta đang làm?
– Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm hoàn toàn ngược lại?