Các loại ngụy biện thường gặp – nhóm 4: Nguyên nhân giả

Chia sẻ:

Nguyên nhân giả

nguyên nhân giả

1. Nguyên nhân giả bằng Khái quát hóa vội vã

Loại ngụy biện  nguyên nhân giả này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng.
Ví dụ:
“Hôm bữa tôi đi từ thiện, cho bánh cho mấy đứa bé, thế mà mấy phút sau thấy có 1 đứa vứt cái bánh đi. Rõ ràng là chúng không cần đến thực phẩm. Làm từ thiện như thế thật là phí phạm. Tôi sẽ không bao giờ làm từ thiện nữa.”
“Mẹ yêu cô bé này lắm. Hôm qua mẹ gặp nó ở chùa, nó đưa mẹ về nhà và tâm sự về chuyện gia đình với mẹ, con bé tốt tính, trong sáng, mà khổ lắm.”

Phát biểu: Em thấy tất cả các công ty đều bóc lột người lao động
Hỏi: Em thấy ở đâu?
Đáp: Em làm 3 công ty từ trước đến nay, đều như thế
Bình luận: 3 công ty và em kết luận là tất cả các công ty

Hãy nhớ quy tắc:

Không nói TẤT CẢ khi bạn muốn nói đến HẦU HẾT

Không nói HẦU HẾT khi bạn muốn nói đến MỘT SỐ

Không nói MỘT SỐ khi bạn muốn nói MỘT VÀI

Không nói MỘT VÀI khi bạn muốn nói MỘT

2. Nguyên nhân giả bằng Quy kết không liên quan

Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả.
Ví dụ:
“Bill Gate bỏ học đại học và thành tỷ phú” –> Việc Bill Gate bỏ học đại học (việc xảy ra trước) và việc Bill Gate trở thành tỷ phú (việc xảy ra sau) thực sự không có mối quan hệ nguyên nhân-kết quả. Cố tình quy kết việc ‘bỏ học’ là nguyên nhân của việc ‘trở thành tỷ phú’ là ngụy biện.
Dân trí thấp nên không cho biểu tình

3. Nguyên nhân giả sử dụng Ảnh hưởng không đáng kể

Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ.
Ví dụ:
“Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” –>  đây một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng. Nếu dùng ‘ô nhiễm môi trường’ để phản đối việc ‘hút thuốc lá’ thì đó không phải là 1 lập luận có sức nặng.

4. Nguyên nhân giả sử dụng Nguyên nhân sai

Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân.
Ví dụ:
“Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.” –> có thể cầu nguyện làm cho cơn nhức đầu biến mất nhưng khả năng cao hơn nhiều là do viên aspirin.
Biểu tình là nguyên nhân của bạo loạn (Cấm biểu tình ôn hòa mới là nguyên nhân của bạo loạn)
Cho phép đi xe máy là nguyên nhân của tai nạn giao thông

đăng ký kỹ năng tranh luận

Tham khảo thêm

Ngụy biện nhóm 1: Thay đổi chủ đề

Ngụy biện nhóm 2: Lợi dụng cảm tính và đám đông

Ngụy biện nhóm 3: Làm lạc hướng vấn đề

Trang web tiếng Anh về ngụy biện: https://yourlogicalfallacyis.com

Thinking School @2018