Tư duy định lượng là gì?

Chia sẻ:

Giới thiệu về tư duy định lượng

Tư duy định lượng (quantitative reasoning) là phần giao giữa toán, tư duy phản biện để giải quyết vấn đề của đời sống thực.

Khác với toán có tính trừu tượng cao, tư duy định lượng cụ thể và mang tính ứng dụng cao. Tuy nhiên không nhất thiết phải có trình độ cao cấp về toán mới có thể hình thành loại năng lực này.

Tư duy định lượng

Vì sao cần?

Người thiếu tư duy định lượng thường có các vấn đề sau:

  1. Không quen làm việc với các chi tiết, đặc biệt với các con số hay dữ liệu bao gồm nhiều số.
  2. Rất sợ các báo cáo thống kê và các bảng, biểu có nhiều dữ liệu.
  3. Quen làm chi tiết thì mất tổng quan, và không hiểu ý nghĩa các số liệu. Không thấy được mối liên hệ, tính logic giữa các con số với nhau.
  4. Thường kém tư duy phản biện khi vấn đề có liên quan đến các con số. Đặc biệt các con số rất lớn hay rất bé trong các hệ thống đo lường giá trị khác nhau.
  5. Nếu có phân tích số liệu thì thường chỉ phân tích từng con số đơn lẻ, ít khi tổng hợp phân tích các con số và tạo ra 1 cấu trúc dữ liệu
  6. Không biết tư duy trừu tượng và lập kế hoạch từ các con số.
  7. Không ra được quyết định khi có quá nhiều số liệu
  8. Trình bày 1 vấn đề rối rắm, phức tạp, khó hiểu

Chia sẻ của TS. Vũ Thế Dũng – CEO của Thinking School

Các cấp độ tư duy định lượng

Có thể tạm chia năng lực tư duy số theo 5 cấp độ sau

  1. Number Sense – Cảm nhận ý nghĩa của các con số
  2. Interpreting Data – Diễn dịch ý nghĩa của các con số
  3. Logical Thinking – Tư duy số một các logic
  4. Making Decisions – Ra quyết định với các con số
  5. Mathematics in Context – Toán học ứng dụng trong các bối cảnh khác nhau

 

Xem thêm: Thuế Việt Nam cao hay thấp?

Xem thêm: 500 tấn vàng trong dân – nghĩa là gi?

Xem thêm: Quantitative Reasoning: The Next “Across the Curriculum” Movement

 

Thinking School @2018