Cái gì hạn chế chúng ta tư duy phản biện hiệu quả?
Chúng ta luôn gặp mâu thuẫn giữa tư duy và cảm xúc, giữa mong muốn và hiện thực, giữa quyền lợi của bản thân và quyền lợi của người khác, giữa đúng và sai, giữa phần người và phần con, giữa bản năng và lý trí. Chính những mâu thuẫn này gây ra các rào cản hạn chế năng lực tư duy phản biện (critical thinking) – năng lực suy nghĩ thấu đáo, rõ ràng, tập trung của chúng ta. Nhận diện các rào cản sẽ giúp cải thiện chất lượng tư duy của chúng ta.
Các rào cản tư duy phản biện |
|
Người luôn đúng | Chỉ có ý kiến của mình là đúng, người khác có ý kiến là sai |
Người lấy đám đông làm chân lý | Người theo ý kiến số đông, mọi người nói sao thì tin thế mà không có chủ kiến cá nhân
Rất dễ giao động, ngả nghiên, gió chiều nào theo chiều đó |
Không tự kiểm chứng các tiền đề, niềm tin | Không bao giờ tự kiểm chứng các niềm tin của mình với các thông tin, dữ liệu đầy đủ
Ví dụ: Hàng Trung Quốc thì xấu |
Người chỉ mong mọi thứ diễn ra theo ý muốn của mình | Người cho cái gì là đúng, là thật chỉ vì họ mong muốn điều đó
Ví dụ: Trump rất tệ. Trump chắc chắn thua, vì tôi yêu Hilary |
Người cái gì cũng tương đối | Mọi vật tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người, nền văn hóa, không có cái đúng phổ biến, không có sự thật phổ quát. |
Người vơ đũa cả nắm | Khái quát hóa tuyệt đối. |
Nguồn: Vũ Thế Dũng – Thinkingschool.vn |
Video 5 rào cản của tư duy phản biện
Làm thế nào để loại bỏ các rào cản tư duy?
10 hướng dẫn loại bỏ rào cản để có tư duy phản biện hiệu quả | |
1. Chấp nhận rằng mình có thể sai | |
2. Cởi mở vơi cái mới | |
3. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng không a dua | |
4. Cố gắng đưa ra nhận định riêng của mình cho các vấn đề | |
5. Biết chọn lọc và đánh giá các thông tin và nguồn thông tin | |
6. Thỉnh thoảng hãy tự lật ngược lại những điều mình tin chắc xem nó có chắn chắn như thế không? | |
7. Phân biệt giữa cảm xúc và ham muốn của bản thân | |
8. Lắng nghe thật kỹ những ý kiến, góc nhìn hoàn toàn trái ngược với mong muốn của chúng ta | |
9. Tôn trọng những giá trị phổ quát về đạo đức, lẽ phải, công bằng. Ví dụ: Ăn thịt người, giết người là xấu, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn là tốt | |
10. Đừng áp đặt 1 giá trị, 1 cái mũ chung cho 1 trường hợp cụ thể. Hãy xem xét từng trường hợp cụ thể một cách cẩn trọng và công bằng |
Nguồn: thinkingschool.vn
Bạn có các loại rào cản nào không? Bạn làm thế nào để vượt qua chúng? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn nhé