8 thành phần của tư duy phản biện

Chia sẻ:

8 thành phần của tư duy 

Để hiểu một chương sách, bài báo, chủ đề mình quan tâm, chúng ta cần có phương pháp hiệu quả. 8 thành phần của tư duy sẽ giúp chúng ta làm điều này.

8 thành phần của tư duy 

8 thanh phan cua tu duy

1. Mục đích

– Tôi đang cố gắng hoàn tất điều gì?

– Mục tiêu trung tâm, mục đích của tôi là gì?

2. Câu hỏi cốt lõi

– Tôi đưa ra câu hỏi nào?

– Tôi đang đề cập đến câu hỏi nào?

– Tôi có xem xét tính phức tạp trong các câu hỏi?

3. Thông tin quan trọng

– Tôi đang sử dụng thông tin gì để đưa ra kết luận?

– Tôi cần thông tin gì để xử lý câu hỏi?

4. Những khái niệm

– Những khái niệm chính ở đây là gì?

– Tôi có thể giải thích các khái niềm này không?

5. Những giả định ẩn bên dưới

– Tôi đang xem điều gì là đương nhiên?

– Giả định nào của tôi mà đi đến kết luận đó

6. Góc nhìn

– Tôi đang xem xét vấn đề này từ góc nhìn nào?

– Cần xem xét thêm góc nhìn nào khác nữa không?

7. Hàm ý

– Nếu người đọc, người nghe chấp nhận lập luận của tôi, thì có thể có những hàm ý nào?

– Tôi đang nhắm đến điều gì?

8. Kết luận đạt được

– Tôi đạt được kết luận này như thế nào?

– Có cách nào để lý giải kết luận này không?

 

Ứng dụng 8 thành phần tư duy khi đọc một bài báo.

Cùng thử liệt kê những câu hỏi, 

1. Mục đích chính của bài báo này là gì? Lưu ý mục đích của tác giả bài viết.
2. Câu hỏi cốt lõi mà tác giả đang đề cập trong bài báo là gì? Câu hỏi cốt lõi được đề cập trong bài báo.
3. Thông tin quan trọng nhất trong bài báo là gì? Trong câu hỏi này chúng ta tìm hiểu các sự kiện, dữ kiện mà tác giả sử dụng để ủng hộ lập luận của họ.
4. Những khái niệm then chốt mà chúng ta cần hiểu trong bài báo là gì? Qua những khái niệm này, tác giả muốn nói điều gì? Lúc này nhận diện những khái niệm trong bài báo và khái niệm nào quan trọng mà mình phải biết để hiểu hướng lập luận của tác giả.
5. Những giả định chính nằm bên dưới tư duy của tác giả là gì? Bạn hãy tự hỏi tác giả đang xem điều gì là đương nhiên trong bài viết này. Đây chính là chỗ tư duy của tác giả trong bài viết
6. Những góc nhìn chính được trình bày trong bài báo là gì?
7. Với những góc nhìn ở trên thì có những hàm ý nào trong bài báo này?
8. Những kết luận nào được tác giả đưa ra? Nếu chúng ta chấp nhận những lập luận của tác giả thì sẽ có những hàm ý và giả định nào?

Tóm lại, khi đặt được các câu hỏi theo 8 thành phần của tư duy chúng ta hiểu sâu hơn về lập luận và quan điểm của tác giả. Từ đó có những bài học cho bản thân và giúp cho chúng ta có thể tư duy sâu hơn.


Khoa hoc tu duy phan bien

Thinking School @2018