Nghĩ như lãnh đạo 2 – Tư duy hợp tác và cạnh tranh

Chia sẻ:

Bài 2: Tư duy hợp tác và cạnh tranh của nhà lãnh đạo

 

Ở bài 1, chúng ta đã được giới thiệu về 6 cách tư duy của nhà lãnh đạo

  1. Liên tục phát triển
  2. Hợp tác
  3. Cạnh tranh lành mạnh
  4. Phục vụ khách hàng
  5. Đạo đức và trách nhiệm xã hội
  6. Tư duy hệ thống

Và cũng đã được giải thích về thành phần đầu tiên – Tư duy phát triển.

 

Cách suy nghĩ của lãnh đạo

Bài này sẽ trình bày về hai thành phần kế tiếp Hợp tác và Cạnh tranh

Tư duy hợp tác của lãnh đạo

Hợp tác để cùng phát triển. Các lãnh đạo giỏi đều chú trọng hợp tác. Tinh thần hợp tác thể hiện qua các thành phần:

  1. Nhận trách nhiệm: lãnh đạo luôn biết nhận trách nhiệm, không đổ thừa, không né tránh.
  2. Làm gương: lãnh đạo là tấm gương của tổ chức. Họ là chuẩn mực để các thành viên noi theo.
  3. Hợp tác với các bên trong và ngoài tổ chức: họ hợp tác, kết nối các nhóm bên trong của tổ chức và cả các nhóm bên ngoài tổ chức.

Để hợp tác thành công cần có các tiêu chuẩn

  • Công bằng
  • Các bên cùng có lợi
  • Lợi ích có ý nghĩa với xã hội và cộng đồng

Tư duy cạnh tranh của lãnh đạo

Các nhà lãnh đạo luôn dám và chấp nhận cạnh tranh. Nhưng là cạnh tranh sằng phẳng, công bằng, hợp đạo đức. Họ không chơi xấu đối đối phương. Họ có tinh thần thượng võ, fair play.

  1. Chấp nhận cạnh tranh bằng năng lực của chính mình, chứ không thủ đoạn, chơi xấu đối phương
  2. Đối thủ lớn nhất chính là bản thân mình. Cần vượt qua chính mình hàng ngày
  3. Mình tự giết mình chứ không có đối thủ nào giết mình: họ biết rằng không ai giết được họ. Họ chết vì chính họ đã không cố gắng.
  4. Đối thủ cạnh tranh là động lực và tấm gương học hỏi cải tiến chứ không phải kẻ thù
  5. Cạnh tranh theo luật và theo đạo đức kinh doanh

Hãy xem clip chia sẻ của TS. Vũ Thế Dũng và TS. Tạ Hùng Anh về chủ đề này

Đọc tiếp Bài 3: Nghĩ như lãnh đạo 3: Khách hàng và Đạo đức

Thinking School @2018