Thành kiến Tại sao các nhóm lại lười biếng

Chia sẻ:

Đặc tính lười biếng xã hội (Social loafing)

Tính lười biếng xã hội mô tả xu hướng một người bỏ ít công sức hơn khi họ là một thành viên của một nhóm. Vì tất cả các thành viên của nhóm đều chung tay để đạt được một mục tiêu chung nào đó nên mỗi thành viên của nhóm đóng góp ít hơn khi họ làm việc một mình và chịu trách nhiệm độc lập.

Ví dụ về tính lười biếng xã hội

Tưởng tượng giáo viên ra bài tập và bạn phải làm việc với một nhóm 10 học sinh khác.

Nếu bạn tự làm một mình, bạn sẽ chia nhỏ bài tập ra thành nhiều bước nhỏ và bắt tay vào làm ngay. Nhưng vì là thành viên của một nhóm, đặc tính lười biếng xã hội khiến bạn có thể bỏ ít công sức hơn vào việc hoàn thành bài tập.

Thay vì tự mình chịu trách nhiệm thực hiện một công việc nào đó, bạn có thể nghĩ chắc có ai đó trong nhóm sẽ coi sóc phần đó cho bạn.

Hoặc trong một số trường hợp, những thành viên khác trong nhóm mặc định rằng ai đó sẽ chịu trách nhiệm phần việc của họ, và cuối cùng bạn lại bất đắc dĩ tự mình làm toàn bộ.

Đặc tính lười biếng xã hội

Nguyên nhân của tính lười biếng xã hội?

Nếu bạn làm việc nhóm để đạt được một mục tiêu lớn nào đó, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ trực tiếp trải nghiệm hiện tượng tâm lý này. Và nếu bạn từng là người dẫn dắt nhóm thì bạn cũng đã cảm thấy cực kỳ bực mình vì các thành viên đôi khi không đóng góp công sức gì cả. Tại sao tình trạng “cha chung không ai khóc” này lại xảy ra?

Các nhà tâm lý học đã từng đưa ra một số cách lý giải.

  • Động lực có thể đóng một vai trò quan trọng quyết định sự lười biếng xã hội có xảy ra hay không. Những người ít có động lực làm việc sẽ có khả năng lười biếng xã hội cao hơn khi họ ở trong một nhóm.
  • Sự phân tán trách nhiệm cũng góp phần hình thành tính lười biếng xã hội. Khi ở trong nhóm, người ta thường có xu hướng cảm thấy ít có trách nhiệm cá nhân hơn và cho rằng những nỗ lực cá nhân của mình có ít ảnh hưởng lên kết quả chung. Chính sự phân tán trách nhiệm này cũng gây là nhân tố quan trọng trong Hiệu ứng người ngoài cuộc (hay Hiệu ứng bàng quan), khuynh hướng hạn chế giúp đỡ người đang hoạn nạn khi có những người khác ở đó. Vì những người này cho rằng nỗ lực của họ chả có nghĩa lý gì và rằng cá nhân họ không có trách nhiệm gì ở đây, cho rằng một ai đó sẽ đứng ra hành động.
  • Kích thước nhóm cũng có một tác động đáng chú ý quyết định lượng công sức mà cá nhân bỏ ra cho nhóm. Trong các nhóm nhỏ, mọi người thường dễ thấy công sức của họ quan trọng hơn và vì vậy sẽ đóng góp nhiều hơn. Nhóm càng lớn thì các thành viên càng hạn chế đóng góp.
  • Những trông đợi cũng đóng một vai trò nhất định khi nhắc đến hiệu suất làm việc của nhóm. Nếu bạn nghĩ những người khác chểnh mảng, bạn có thể chểnh mảng theo vì bản thân bạn không muốn mình phải làm hết mọi thứ. Mặt khác, nếu bạn đang ở trong một nhóm những người giỏi giang luôn nắm bắt tốt nỗ lực chung của cả nhóm thì khả năng cao là bạn sẽ lùi bước và để cho những thành viên năng nổ này thực hiện mọi công việc.

ngăn chặn tính lười biếng

Ngăn chặn đặc tính lười biếng xã hội

Lười biếng xã hội có thể gây tác động nghiêm trọng lên hiệu suất làm việc và hiệu quả hoạt động nhóm. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số can thiệp giúp giảm thiểu tác động của hiện tượng này.

  • Tạo ra các nhóm nhỏ và phân chia trách nhiệm cá nhân rõ ràng có thể khá hữu hiệu. Các nhóm cần thống nhất các quy chuẩn, luật lệ, chia công việc, quy kết trách nhiệm, đánh giá quá trình của cá nhân và tập thể, nhấn mạnh những thành tựu mà mỗi cá nhân đạt được.

Bằng cách cá nhân hóa nhóm, gắn kết các cá nhân vào những công việc cụ thể, và khuyến khích tình thần trung thành nhóm, mọi người sẽ đóng góp hết tất cả những gì họ có vào công việc chung của nhóm.

đăng ký kỹ năng tranh luận

Thinking School @2018