Kỹ thuật tự phản chiếu để nâng cao tư duy phản biện

Chia sẻ:

Kỹ thuật tự phản chiếu để nâng cao tư duy phản biện

Tự phản chiếu là gì? và Hiệu quả của tự phản chiếu

Tự phản chiếu là gì? Với ai? Với cái gì?

– Tự phản chiếu là mình dành thời gian, không gian cho riêng mình để tự xem xét lại cuộc sống, công việc, mục tiêu, tình cảm của mình. 
– Tự phản chiếu với chính mình. Đánh giá lại những điểm mạnh, yếu, mục tiêu, hành vi, cư xử, thái độ, lựa chọn, quyết định của mình. Tổng kết lại những gì đã đọc, đã học, những kinh nghiệm, quan sát đã trải qua.

Tự phản chiếu như thế nào?

– Tạo một không gian yên tĩnh, riêng tư
– Xem xét lại những gì đã trải qua
– Ghi lại những bài học, những ý chính, những gì nên rút kinh nghiệm, những mục tiêu tương lai
– Thuyết trình cho chính mình nghe cũng là 1 phương pháp
– Ngồi thiền, đi dạo làm tĩnh lặng đầu óc cũng là 1 kỹ thuật tốt để tự phản chiếu
Chúng ta có thể thực hiện việc này thường xuyên, mỗi ngày dành 20 – 30 phút ngồi yên tĩnh suy nghĩ và phản chiếu. Chọn 1 buổi trong tuần hoặc 1 ngày trong tháng.

Hiệu quả của tự phản chiếu

– Tự nhìn nhận và rút kinh nghiệm
– Xử lý các thông tin đã thu thập
– Hệ thống hóa kiến thức và kinh nghiệm của bản thân
– Học quan trọng nhất là tự học. Phản chiếu chính là giai đoạn quan trọng của tự học.

Kỹ thuật tự phản chiếu để nâng cao tư duy phản biện

Những câu hỏi tự phản chiếu

– Mình muốn gì? Mục tiêu của mình trong tháng là gì?
– Tại sao mình lại hành động như thế? Phản ứng như thế? Tại sao mình có cảm xúc dó?
– Có cách nào phản ứng khác không? Có cách hành xử nào khác không? Mình có chú ý đến cảm xúc của người khác không? Mình đã học được những gì?
– Kinh nghiệm này có đúng không?
– Mình có công bằng không?
– Môi trường sống của mình có lành mạnh không?
– Điểm mạnh, yếu của mình là gì? Những thành tựu mà mình đã đạt được?
– Mình đang gặp những vấn đề gì?
– Bạn bè mình là ai? Các mối quan hệ xã hội như thế nào? Có chất lượng lành mạnh không?
– Mình có hạnh phúc không? Điều gì làm mình hạnh phúc? Những thứ mình đang theo đuổi có đúng là những thứ mình mong muốn không? Nó có làm mình hạnh phúc không?

Các kỹ thuật tự phản chiếu

– Thiền: ngồi, đi bộ, chỉ hít thở, buông bỏ mọi suy nghĩ, trong khoảng 10 – 15 phút, nếu làm được 30 phút cũng rất tốt. Cứ tưởng tượng như bạn đang có 1 cốc nước chứa đầy bùn, cát. Cốc nước bị khuấy lên nên rất đục. Nhưng nếu bạn để yên cốc nước 15 – 30 phút, bùn đất sẽ lắng xuống và nước sẽ trong. Tư tưởng và các suy nghĩ của chúng ta cũng thế, nó quá lăng xăng,vấn đục, ta cần thời gian để lắng nó xuống, để có thể nhìn mọi việc một cách sáng tỏ hơn.
– Viết note: viết lại những cảm nhận, những gì mình học được. Viết ra các câu hỏi và tự trả lời
– Mindmap: dùng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa ý tưởng
– Tự thuyết trình: bạn có thể tự thuyết trình, tự nói với chính mình. Khi nói lên những gì đang nghĩ, là lúc bạn tự kiểm nghiệm và thấy những ưu và hạn chế
– Feedback 360 độ: nhờ bạn bè góp ý cho mình về mọi mặt

Nguồn: Thinking School
Khoa hoc tu duy phan bien

Thinking School @2018