Chết cứng khái niệm là gì?
Chết cứng khái niệm là những ‘chốt chặn’ trong tư duy làm cho chúng ta bị kẹt cứng trong cách tư duy, suy nghĩ. Những ‘chốt chặn’ (block) này cản trở sự sáng tạo và suy nghĩ tự do mà 2 điều này thì rất cần thiết cho năng lực lãnh đạo.
4 nhóm ‘chốt chặn’
Dưới đây là 4 ‘nhóm chốt chặn’ chủ yếu của chết cứng khái niệm (nguồn):
- Thói quen: một khi chúng ta có 1 giải pháp cho 1 vấn đề, chúng ta thường sẽ sử dụng giải pháp đó cho những vấn đề tương tự và ít khi cân nhắc đến những giải pháp khác. Giải quyết vấn đề sáng tạo đòi hỏi khả năng định nghĩa và giải quyết vấn đề bằng nhiều cách.
- Tư duy nhanh, gọn, nhẹ: ‘suy nghĩ lắm làm gì cho nhức đầu’ là câu của miệng của những nạn nhân của chốt chặn này. Họ có xu hướng làm gì cũng phải nhanh nên thường chết cứng vào những gì họ nghĩ ra đầu tiên và không suy nghĩ thêm nữa.
- Đơn giản hóa vấn đề: vấn đề càng đơn giản thì càng dễ ra giải pháp. Do đó, chốt chặn này làm chúng ta bỏ qua những chi tiết tưởng chừng như vụn vặt không quan trọng nhưng nhiều khi lại là các chi tiết căn bản quyết định đầu ra của giải pháp.
- Tự mãn: chúng ta coi giải pháp tìm được là giải pháp tốt nhất, tuyệt vời nhất và không có động lực để tư duy thêm nữa.
Hậu quả của chết cứng khái niệm
Nếu chúng ta quay lại quy trình 4 bước giải quyết vấn đề, thì chết cứng khái niệm sẽ ảnh hưởng lớn nhất vào bước 1 và 2. Do đó, bước 3 – đánh giá và lựa chọn giải pháp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể vì thực sự không có nhiều giải pháp để lựa chọn.
Ví dụ: Khi nói về một lớp học, chúng ta thường liên tưởng tới một phòng học có bàn, ghế, bảng, học sinh, và 1 người giáo viên. Do đó, việc tìm giải pháp về việc nâng cao chất lượng lớp học trực tuyến sẽ trở nên rất khó khăn vì khái niệm lớp học hoàn toàn không tương đồng.