Ba sự kiện – 1 VẤN ĐỀ

Chia sẻ:
1. Gần đây có 3 sự kiện mà mình chú ý: 1) Thủ tướng ra lệnh cho Bộ Công An xử lý nghiêm hành vi bom hàng ở Tp.HCM, 2) Bộ Y Tế ký văn bản răn đe tước chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ nếu nghỉ việc trong lúc dịch bệnh, 3) Lãnh đạo các tỉnh thành thường xuyên tuyên bố kiểu: để xảy ra dịch bệnh, để dân đói.. – địa phương (hiểu là địa phương cấp dươi phường xã, quận huyện) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
3 su kien 1 van de 1
2. Đáng chú ý vì: vi phạm nghiêm trọng các lỗi trong giải quyết vấn đề. Lỗi gì? Có nhiều lỗi, nhưng lỗi phổ biến trong cả 3 tình huống là: QUI KẾT NGUYÊN NHÂN ẨU và hệ quả là đề ra GIẢI PHÁP ẨU.
3. Tình huống Bom hàng: nghe nói có bom hàng, chưa biết thực hư, số lượng, nguyên nhân, thì lập tức quy kết nguyên nhân là do người dân và đi đến giải pháp “Bộ công an xử lý nghiêm”. Nếu nguyên nhân là do không giao đúng hàng hóa, hàng ôi thiu, giao chậm trễ… thì sao? Hay do người đi mua hộ xử lý thông tin sai thì sao? Ngược lại, nếu xử lý dân bom hàng, thì có xử lý nghiêm trường hợp dân đặt hàng cả tuần mà không mua được, thậm chí chuyển tiền rồi mà cũng không nhận được gì? Cụ thể, công an Tp.HCM đã xác minh không có tình huống bom hàng. (xem hình). Vậy ai đã tư vấn để Thủ tướng phải lên tiếng về việc này? Cần xử lý nghiêm người đó.
3 su kien 1 van de 2
4. Y bác sĩ nghỉ việc trong mùa covid: Bộ Y Tế lập tức quy kết nguyên nhân là do Y Bác sĩ không chấp hành kỷ luật, không chịu đóng góp sức mình cho đại dịch. Giải pháp là: hăm he kỷ luật, tước chứng chỉ hàng nghề để chặn đường sống của Y Bác sĩ. Nếu nguyên nhân là do điều kiện và môi trường làm việc của Y Bác sĩ quá sức nguy hiểm và thiếu thốn, khối lượng công việc quá lớn, không có sự động viên hỗ trợ trong thời gian dài, chính sách đãi ngộ kém, thì giải pháp là gì? Có lẽ nên cách chức Bộ trưởng nếu đây là nguyên nhân chính.
3 su kien 1 van de 3
5. Trách nhiệm của phường xã: cả mùa dịch, đều nghe câu, dân ở đâu đói, dịch phát sinh ở đâu, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm. Nghe rất hay, có vẻ rất rõ ràng về trách nhiệm. Nhưng thực tế cũng là 1 loại đổ thừa trách nhiệm. Phường xã có mấy cán bộ, năng lực của họ ra sao, họ được hỗ trợ và trang bị gì, họ được đãi ngộ gì, họ có quyền gì? mà cái gì cũng đổ lên đầu họ? Dân đói là do họ hay do chính sách của TP? Do triển khai thiếu đồng bộ? Thế nên, đây cũng lại là trò quy kết nguyên nhân ẩu để đổ thừa trách nhiệm. Tất nhiên mình không nói phường xã không chịu trách nhiệm, ý là nếu đổ hết cho họ thì thực sự chỉ là “chót lưỡi đầu môi”, không ai phục cả. Lãnh đạo nên nói để dân đói là trách nhiệm của TÔI.
3 su kien 1 van de 4
6. Tại sao dễ dàng quy kết nguyên nhân ẩu như thế? Đơn giản, vì có quyền làm thế và làm thế là dễ nhất. Y bác sĩ nghỉ việc thì lỗi tại họ là đơn giản nhất và cấm họ hành nghề là giải pháp nhanh nhất. Chứ nói đến cải thiện điều kiện làm việc, đãi ngộ, khen thưởng thì đau đầu Bộ Y Tế quá.
7. Đổ thừa còn giúp người nói thể hiện mình là người có trách nhiệm, vì dân, vì nước, “tôi đã nói mà nó không làm, lỗi tại nó!”.
3 su kien 1 van de 5
8. Nguyên tắc đặt mục tiêu có 3 yêu cầu cốt lõi: 1) mục tiêu cao, có ý nghĩa, khả thi, 2) cấp trên cung cấp đầy đủ các phương tiện và điều kiện làm việc, 3) phần thưởng xứng đáng khi đạt mục tiêu. Nhìn vào đây thì thấy, chỉ có mục tiêu cao (là bắt các bác sĩ phục vụ ngày đêm, tháng này qua tháng khác; là bắt phường xã, tổ dân phố làm việc quần quật đủ mọi yêu cầu), mà thiếu cung cấp điều kiện, phương tiện đầy đủ, và không có phần thưởng. Ngược lại chỉ có hem he, dăn đe, hình sự hóa. Thế nên cấp dưới không bao giờ tâm phục khẩu phục.
9. Kết: không biết cả giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng quản trị. Kiến nghị: cử đi học ở Thinking School (đang có combo giảm giá cho cán bộ các cấp, pass: bom hàng)

Vũ Thế Dũng

Khoa hoc tu duy phan bien

Thinking School @2018