Thành kiến chi phí chìm

Chia sẻ:

Chi phí chìm – Sunk cost là gì?

Chi phí chìm là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai. Bởi tính không thể thay đổi nên nó không phải là chi phí khác biệt.

Theo nguyên tắc về quyết định khi cân nhắc, so sánh chi phí, chỉ có chi phí khác biệt là quan trọng trong việc ra quyết định nên chi phí chìm có thể bỏ qua.

Ví dụ, hai vợ chồng mua vé xem một bộ phim nhưng khi tới xem được nửa bộ phim thì người chồng thấy bộ phim này chán và muốn đi về nhưng người vợ vì tiếc tiền mua vé và bắp nước nên đã quyết định ngồi lại xem cho hết bộ phim chán ngắt này.

Đó chính là lúc bạn bị ảnh hưởng bởi một loại thành kiến nhận thức đó là ‘chi phí chìm’.

Vì sao ư? Bạn đã mua vé và dù có ngồi lại xem phim hay không thì vẫn không thể lấy lại số tiền đó. Nhưng nếu bạn ngồi lại xem tiếp bộ phim chán ngắt đó thì chẳng phải vừa tốn tiền vừa tốn thời gian hay sao?!

đăng ký kỹ năng tranh luận

Chi phí chìm cực kỳ nguy hiểm khi ta đã đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạn, năng lượng, hoặc tình yêu vào thứ gì đó. Sự đầu tư này trở thành cái lý để phải tiếp tục, ngay cả khi ta phải đối mặt với một sự nghiệp chắc chắn thất bại. Càng đầu tư vào, chi phí chìm càng lớn, và sự thúc ép theo đó cũng tăng bộn lên.

Vậy làm thế nào để thoát khỏi ảnh hưởng của tâm lý “thành kiến chi phí chìm”?

Chúng ta bị ảnh hưởng bởi thành kiến chi phí chìm vì chúng ta đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian, cảm xúc… vào một thứ gì đó trong quá khứ. Sự đầu tư này trở thành cái lý để chúng ta tiếp tục, ngay cả khi ta phải đối mặt với thất bại. Càng đầu tư nhiều, chi phí chìm càng tăng lên, và bạn càng khó để thoát ra.
Do vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải chấp nhận sự thật rằng mình đang rơi vào ngụy biện chi phí chìm. Bằng cách đó, bạn sẽ nhận ra những thứ “sunk cost” đang cản trở suy nghĩ của mình để từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt.
Thinking School @2018