6 bậc của tư duy phản biện

Chia sẻ:

6 bậc của tư duy phản biện

TS. Vũ Thế Dũng, Founder và CEO của Thinking School, đề xuất: 6 bậc

6 bac cua tuy duy

Bậc 1: Không thể nói cho rõ ràng 1 nội dung cụ thể với thông điệp cụ thể. Nói chung tỷ lệ trong 1 lớp của các đại học lớn (kể cả đại học và cao học, mà có khi cao học còn kém hơn đại học): chỉ khoảng 50% có thể nắm được chủ đề chính và phát biểu nó rõ ràng. Số 50% còn lại nói chung thường hoặc là chỉ nói 1-2 câu rồi không biết nói gì, hoặc nói dông dài, hưu vượn, chẳng có nội dung chính. Đó là lý do của các cuộc họp mất thời gian ở khắp nơi. Cứ thử quan sát 1 cuộc họp đang diễn ra sẽ thấy, tại sao nó mất thời gian, vì có rất nhiều người nói linh tinh 5-10 phút mà chẳng hiểu họ đang nói gì, đang nói A lại quay sang B, lại về C. Nói linh tinh thì được, nhưng hỏi 1 câu cụ thể thì sẽ đánh trống lảng, lảng quan chuyện khác ngay. Có những thứ chỉ cần nói 30s, họ nói 5 phút chưa xong.

Bậc 2: Nói rõ ràng xong thì đến nói có cấu trúc. Ví dụ: Thưa thầy về chủ đề A, Quan điểm của em là……, Em có 3 ý kiến. 1, 2, 3 để bảo vệ quan điểm này. Kết luận: Em ủng hộ/ hay phản đối chủ đề A. Đến tỷ lệ này thì chỉ còn khoảng 15-25% sinh viên. Dù thầy liên tục thị phạm, liên tục hướng dẫn. Vấn đề là các em không có 1 cấu trúc trong đầu nên dù có hướng dẫn thì cũng không thể hình thành.

Bậc 3: Tranh luận cơ bản. Cấp độ này ít nhất phải nhận diện được 2 thứ: tranh luận là gì và nhận diện các loại ngụy biện. Quan sát rất chủ quan thì chỉ không đến 10% hiện nay biết được thế nào là ngụy biện, và 1 mệnh đề tranh luận gồm có 3 phần.

– Mệnh đề tranh luận (claim)
– Lập luận (reasoning and logic)
– Bằng chứng (evidences)

Quan sát trên facebook hay trên báo chính thống, và cả trên giảng đường đại học, sẽ thấy hầu hết thiếu 1-2 trong 3 thành phần này. Phổ biến hiện nay là không phát biểu được Mệnh đề tranh luận (nôm na là cái tên của ý chính) và không có lập luận. Và hầu hết thì nói dựa trên cảm giác, ít khi có số liệu, bằng chứng khách quan đi kèm.

Bậc 4: Có khả năng tranh luận hiệu quả, nhận diện được các tiêu chuẩn và các thành phần của tư duy phản biện. Ví dụ: hiểu được giả định ngầm bên dưới 1 tuyên bố hay 1 lập luận.  Ví dụ: khi quan chức liên tục tuyên bố, đánh thuế, thu BOT không ảnh hưởng người nghèo. Thì giả định ngầm là gì? Là: Thu tiền của người giàu không sao cả; Vì sao? Vì họ cướp bóc của người nghèo? Vì tài sản là phi pháp? Chưa nói các giả định ngầm này đúng hay sai, ở cấp độ này, nếu nhận diện được và thách thức được giả định ngầm đã là khá giỏi. Tỷ lệ này chắc dưới 5%. (Giả định ngầm chỉ là 1 trong 8 thành phần của tư duy).

Ở mức độ này họ cũng có thể đánh giá được lập luận, đánh giá được chất lượng của bằng chứng.

Bậc 5: Thực hành tư duy phản biện – thường xuyên thực hành tư duy phản biện trong công việc và đời sống. Đôi khi vẫn bị cảm xúc lôi kéo.

Bậc 6: Tư duy phản biện hiệu quả, dựa vào lý tính, trong nhiều bối cảnh và lĩnh vực khác nhau – Là người công bằng, tư duy phản biện chính mình.

Hiện nay mình chỉ mong đa số có thể lên đến cấp 2, hay 3 là đã rất đáng mừng.

Video bài giảng 6 bậc của tư duy phản biện


Khoa hoc tu duy phan bien

Thinking School @2018