Số liệu định lượng – Số liệu định tính

Chia sẻ:

Hiểu rõ như thế nào là số liệu định tính và số liệu định lượng, và làm thế nào để đo lường được chúng là một vấn đề quan trọng. Peter Drucker, cha đẻ của ngành quản trị hiện đại, đã để lại một phát biểu nhà quản lý nào cũng nằm lòng: ” Cái gì đo lường được thì quản lý được”. Vậy đâu là sự khác nhau giữ dự liệu định tính và dữ liệu định lượng? Làm thế nào để chúng đo lường được các dữ liệu định tính? Dưới đây là chia sẻ của Thinking School.

Thế nào là số liệu định tính

Một số ví dụ:

  • Chị B có trình độ tiếng Anh tốt
  • Sức khỏe anh A dạo này rất tốt
  • Công ty C có chất lượng đội ngũ nhân viên cao

Dữ liệu định tính mô tả tính chất sự việc. Tuy nhiên thường thiếu chính xác, có thể chứa nhận định chủ quan của người phát biểu, khó đo đếm được.

Thế nào là số liệu định lượng?

Lấy ví dụ ở phát biểu: Chị B có trình độ tiếng Anh tốt. Chúng ta có thể lấy chỉ số rất cơ bản và phổ biến đó là thang đo IELTS. Đây là bài đánh giá khách quan nói lên năng lực của chị B (nếu không kèm điều kiện nào thêm).

Dữ liệu định lượng cho ta cái nhìn tương đối rõ ràng và chính xác hơn về các tính chất của sự việc. Tuy nhiên, dùng số liệu định lượng cần phải cực kỳ lưu ý việc sử dụng đúng mục đích và đo được cái cần đo.

Ví dụ: chị B có trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 và đáp ứng yêu cầu của một công ty cơ điện tử ở mức 6.0. Tuy nhiên, việc này không thể khẳng định rằng, chị B có khả năng thuyết trình ở chuyên ngành cơ điện tử này. Do đó, khi lượng hóa các tính chất, chúng ta phải cực kỳ lưu ý đâu là các tính chất mà ta muốn đo lường.

Làm thế nào để chuyển từ số liệu định tính sang số liệu định lượng

Để có thể lượng hóa một tính chất, chúng ta cần thực hiện tuần tự các bước sau:

  1. Khái niệm chúng ta đang đề cập tới là gì?
  2. Nó bao gồm những thành phần nào?
  3. Mỗi thành phần này có thể được thể hiện qua các tiêu chí hay chỉ số nào
  4. Có thể thu thập được các chỉ số đó không?
  5. Các chỉ số đó thực sự thể hiện thành phần mà chúng ta muốn đo lường và quan sát hay không?

Dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính

Kết luận

Chúng ta không nhất thiết phải đo lường mọi thứ bằng các số liệu đại diện cụ thể. Tuy nhiên, bằng việc lượng hóa các tính chất và đo lường bằng các con số có thể đại diện sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan. Để có thể thực hiện này, điều quan trọng nhất chúng ta phải lưu ý đó là áp dụng tư duy phản biện trong việc lựa chọn các con số hay chỉ số đại diện cho tính chất đang được đo lường đó.


Tham gia khóa học Tư duy định lượng của Thinking School tại đây

Thinking School @2018