Các loại ngụy biện thường gặp – nhóm 1: Thay đổi chủ đề

Chia sẻ:

Ngụy biện nhóm 1: Thay đổi chủ đề

Đánh lạc hướng, chuyển sang chủ đề không quan trọng, ít liên quan, lôi kéo cảm xúc, phán xét động cơ tùy tiện

thay doi chu de 1

1. Thay đổi chủ đề bằng cách Công kích cá nhân:

Người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó.
Ví dụ:
“Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.” –> chuyện đối phương ‘ngất ngưởng’ không liên quan đến chủ đề đang tranh luận ở đây ‘có nên uống rượu hay không?’, cố tình đề cập đến tình trạng hay say rượu của đối phương để phản đối chuyện không nên uống rượu là ngụy biện.
“Anh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.”

2. Thay đổi chủ đề bằng cách Lợi dụng quyền lực

Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình.
Ví dụ:
“Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.” –> Đây một lí lẽ liên hệ đến một nhân vật có uy tín để thuyết phục người khác theo ý của mình. Tuy nhiên, cần phải hết sức lưu ý đến cái nền của nhân vật đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu “Stephen Hawking kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ”, và “Ông Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được.” Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?

3. Thay đổi chủ đề bằng cách Lợi dụng quyền lực nặc danh

Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận.
Ví dụ:
“Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.” –> ‘Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc’ là một khái niệm mơ hồ không cụ thể do đó không thể kiểm chứng sự chính xác của lập luận.
Nghe mọi người nói, anh hay chê bai công ty.
Dư luận không đồng tình với cách nhìn nhận của anh. Họ phản ứng đấy
Luật An Ninh Mạng nhận được sự đồng tình cao của nhân dân
Một chuyên gia tình dục tiết lộ thời điểm tốt để quan hệ tình dục khiến bạn phải ngạc nhiên

4. Thay đổi chủ đề bằng cách Lợi dụng tác phong

Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu.
Ví dụ:
“Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” hoặc “Con nhỏ đó ăn mặc lố lăng, nó mà yêu nước nỗi gì?” –> Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán”  và ‘ăn mặc lố lăng’ chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Thay đổi chủ đề sử dụng Luận điệu cá trích

Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề.
Ví dụ:
“Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?” –>
Chủ đề chính trong tranh luận là gì? Đã chuyển sang chủ đề nào rồi?
Trên đường, người A tông xe vào người B
Người B nói: sao mày đi xe không nhìn đường, đi ngược chiều mà còn chạy nhanh nữa
Người A: anh đừng có bất lịch sự nha, anh nói ai là mày tao, anh có giáo dục không? Tôi không nói chuyện với anh.

đăng ký kỹ năng tranh luận

7. Thay đổi chủ đề bằng Luận điệu ngược ngạo

Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng.
Ví dụ:
“Được rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” –> đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!
“Tao thích thế đó! Được không?”
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch. Phản còm: Làm ơn còm sao cho có tính xây dựng, nếu giỏi thì mày tự đẻ trứng luôn đi.

Tham khảo thêm:

Ngụy biện nhóm 2: Lợi dụng cảm tính và đám đông

Ngụy biện nhóm 3: Làm lạc hướng vấn đề

Ngụy biện nhóm 4: Nguyên nhân giả

Trang web tiếng Anh về ngụy biện: https://yourlogicalfallacyis.com

Thinking School @2018