Các loại ngụy biện thường gặp – nhóm 2: Lợi dụng cảm tính

Chia sẻ:

Ngụy biện nhóm 2: Lợi dụng cảm tính

lợi dụng cảm tính

1. Lợi dụng cảm tính bằng cách Dựa vào bạo lực

Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác.
Ví dụ:
“Những ai không tin vào Kinh thánh sẽ bị thiêu cháy dưới đáy địa ngục” –> Không ai muốn bị thiêu cháy cả, dùng việc bị thiêu cháy để thuyết phục người khác theo ý của mình.
“Anh không đồng ý với tôi đúng không? Anh nên nhớ là tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. Đừng để tôi gọi họ hàng tôi đến nhà anh nói chuyện ba mặt 1 lời đấy nhé!”
Chúng tôi đã có danh sách những ai phản đối, bôi nhọ dự luật này. Chúng tôi sẽ có biện pháp thích hợp.”

2. Lợi dụng cảm tính bằng lòng thương hại

Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình.
Ví dụ:
“Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã lao tâm khổ tứ cả ba tháng nay vì cái deal này rồi đấy.” –> Việc bỏ công sức là trong 3 tháng không có nghĩa rằng đề nghị này là thỏa đáng cho cả 2 bên. Dùng cụm từ ‘lao công khổ tứ’ là đang cố tình đánh vào lòng thương hại để đối phương đồng ý với đề nghị của mình.Cô bán hàng: Đây là phần mềm rất tốt của công ty em
Khách: nhưng nó không phù hợp với nhu cầu của công ty tôi
Cô bán hàng: Anh mua giúp em, em mới chuyển sang công ty này, tháng này mà không bán được hàng thì em sẽ bị đuổi việc

3. Lợi dụng cảm tính bằng hậu quả

Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”.
Ví dụ:
“Anh phải tin vào Thượng đế, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” –> Đúng là tin vào Thượng đế sẽ đem lại mục đích ý nghĩa cho cuộc sống nhưng không có nghĩa rằng không tin vào Thượng đế sẽ làm cuộc sống không có ý nghĩa, mục đích vì có nhiều cách khác để làm cuộc sống có ý nghĩa.
Anh ủng hộ biểu tình hả? Anh có biết biểu tình sẽ gây ra tác hại thế nào không? Nếu có ai bị tai nạn anh sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Anh sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về các tai nạn xảy ra nếu không nghe lời tôi mà cho phép sinh viên đi dã ngoại.

4. Lợi dụng cảm tính bằng lạm dụng chữ nghĩa

Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu.
Ví dụ:
“Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho bọn tham nhũng,” –> chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.
“Người yêu nước là người không vi phạm pháp luật”
Con ngoan phải nghe lời cha mẹ
Dân trí Việt Nam còn thấp nên không thể áp dụng dân chủ kiểu Mỹ

đăng ký kỹ năng tranh luận

5. Lợi dụng cảm tính bằng đám đông

Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng.
Ví dụ:
“Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Loại ngụy biện này lợi dụng sự ủng hộ của đám đông để cố gắng cho thấy luận điểm của mình là đúng.
“Ai cũng biết Bộ Y tế làm là đúng, sao anh dám nói là sai? Hay là anh muốn nói chúng tôi là những kẻ ngu xuẩn?”
90% cư dân sống trong xóm này đồng ý lấy 1 phần sân nhà chị làm khu vườn chung của xóm. 

Tham khảo thêm:

Ngụy biện nhóm 1: Thay đổi chủ đề

Ngụy biện nhóm 3: Làm lạc hướng vấn đề

Ngụy biện nhóm 4: Nguyên nhân giả

Trang web tiếng Anh về ngụy biện: https://yourlogicalfallacyis.com

Thinking School @2018