Làm thế nào để nâng cao năng lực đánh giá vấn đề?

Chia sẻ:

Câu hỏi

  • Có bao giờ bạn thấy mình chỉ suy nghĩ một chiều, lối mòn?
  • Có khi nào bạn không có ý tưởng gì? Hay không biết đặt câu hỏi gì?
  • Có khi nào bạn không có bất cứ 1 ý kiến nào khi cần thảo luận 1 vấn đề?

Nếu trả lời có cho các câu hỏi trên, bài viết này là dành cho bạn.

Làm thế nào nâng cao năng lực nhìn nhận và đánh giá vấn đề?

Tư duy phản biện yêu cầu chúng ta: đa dạng hóa góc nhìn của mình. Điều này có nghĩa là, nhìn sự vật từ nhiều góc nhìn khác nhau. Giả sử bạn muốn bán 1 món hàng, nhưng bán mãi không được. Sẽ rất hữu ích nếu bạn nghe được ý kiến của khách hàng về món hàng đó. Vì sao họ không mua? Làm thế nào để họ mua. Từ góc nhìn của khách hàng, có thể bạn sẽ có những điều chỉnh cần thiết để bán hàng tốt hơn.

Rất nhiều người chúng ta không chịu hay không biết cách để nhìn sự vật ở các góc nhìn khác nhau. Sẽ rất lý thú nếu bố mẹ có thể biết đứa con nhỏ của mình đang nghĩ gì về việc học. Hoặc nhân viên có thể hiểu cách nghĩ của sếp. Chàng trai có thể hiểu cách nghĩ của cô gái mình đang cưa cẩm.

Lý do vì sao chúng ta hay nhìn phiến diện?

Mo hinh tu duy 1

 

Giải thích mô hình 1: Các nguyên nhân dẫn đến góc nhìn kém chất lượng

  1. Quan sát ít, phiến diện, bị méo mó bởi cảm xúc và lợi ích của bản thân
  2. Dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân với sự diễn dịch các sự việc thiếu căn cứ
  3. Ý kiến của bạn bè, người thân mang tính thuận tiện, có thể bị hạn chế do năng lực, kinh nghiệm, kiến thức của họ và do lợi ích của họ trong sự việc
  4. Thiếu các nguồn tham khảo tốt, có chất lượng, mà chủ yếu dựa vào các nguồn chia sẻ trên mạng xã hội
  5. Không có khả năng phân tích, đánh giá, và năng lực ra quyết đinh kém

 

Giải pháp cải thiện chất lượng góc nhìn

 

Mo hinh tu duy 2

 

Giải thích mô hình 2:

  1. Thu thập thông tin một cách có mục tiêu, có phương pháp, và có tổ chức, bao gồm (nhưng không giới hạn ở các phương pháp này):
  2. Quan sát
  3. Hỏi ý kiến các bên liên quan
  4. Ý kiến chuyên gia
  5. Tham khảo tài liệu, sách ở các nguồn đáng tin cậy
  6. Phân tích và đánh giá thông tin thu thập được theo các thành phần và tiêu chuẩn của Tư duy phản biện hay các tiêu chuẩn chuyên môn

Thu thập thông tin có chất lượng

  1. Xác định mục tiêu thu thập thông tin: Muốn tìm hiểu điều gì?
  2. Xác định phương pháp thu thập thông tin: Quan sát, phỏng vấn, tài liệu, sách báo…
  3. Xác định nguồn thông tin đáng tin cậy: Ai? Vì sao?
  4. Xác định phương pháp tiếp cận
  5. Tiến hành thu thập thông tin
  6. Đánh giá chất lượng thông tin thu thập
  7. Cải tiến và tiếp tục thu thập cho đến khi đáp ứng mục tiêu

Nâng cao chất lượng quan sát

  1. Mục tiêu: Quan sát cái gì? Quan sát ai? Quan sát các biểu hiện hay chi tiết nào?
  2. Phương pháp: hạng mục quan sát, Thời điểm quan sát, tần suất quan sát, phương pháp ghi nhận kết quả quan sát, công cụ quan sát
  3. Các lỗi trong quan sát:
– Quan sát không đầy đủ (thời điểm, tần suất, hạng mục)
– Rút ra kết luận vội vàng dựa trên 1 vài quan sát lẻ tẻ
– Không biết chọn đúng hạng mục hay chi tiết để quan sát
– Quan sát thiếu tổ chức và khoa học

Khoa hoc tu duy phan bien

Thinking School @2018